Doanh nghiệp đổ vốn lớn vào chế biến nông sản

Thế Hải - 17/02/2019 15:09 (GMT+7)

Dòng vốn lớn đang chảy mạnh vào các dự án chế biến để hình thành chuỗi sản xuất khép kín và tăng giá trị cho ngành nông nghiệp.

VNF
Dòng vốn lớn đang chảy mạnh vào các dự án chế biến để hình thành chuỗi sản xuất khép kín và tăng giá trị cho ngành nông nghiệp

Những dự án mới

Sau những “ông lớn” đổ vốn làm nông nghiệp thành công như Vingroup, Tập đoàn TH, Doveco, Thaco cũng vừa động thổ Dự án Khu công nghiệp chuyên phục vụ nông nghiệp Vùng đồng bằng Bắc bộ, quy mô 194,36 ha tại huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình), tổng vốn đầu tư 7.800 tỷ đồng.

Dự án của Thaco bao gồm chuỗi sản xuất khép kín, cung cấp máy nông nghiệp, nông cụ, vật tư nông nghiệp, ứng dụng cơ giới hóa và kỹ thuật từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch, đầu tư khu công nghiệp phục vụ nông nghiệp để sản xuất, chế biến gạo, lương thực, thực phẩm…

Mới đây, Công ty cổ phần Tập đoàn T&T cũng bước chân vào nông nghiệp với dự án có quy mô vốn tới 3.300 tỷ đồng tại Quảng Nam.

Dự án của T&T có tổng diện tích đất sử dụng hơn 278 ha, thời hạn hoạt động 50 năm, giai đoạn I thực hiện từ quý I/2019 đến quý II/2021, giai đoạn II từ quý III/2021 đến quý II/2023, giai đoạn III thực hiện từ quý III/2023 đến quý IV/2024, tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện các hạng mục hỗ trợ sản xuất, các trang trại lớn.

Mục tiêu của dự án này là đầu tư xây dựng khu trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, khu hỗ trợ sản xuất. Hạ tầng cho khu vực của dự án được quy hoạch hiện đại, phát triển vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hình thành các cánh đồng trồng hoa và rau củ có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Theo kế hoạch, đến năm 2024, dự án sẽ hoàn thành toàn bộ và đưa vào hoạt động.

Một tổ hợp dự án ngành nông nghiệp khác cũng đang được Công ty TNHH Thương mại chế biến nông, lâm sản Đường Vạn Phát triển khai xây dựng tại xã Chư Ngọc (huyện Krông Pa, Gia Lai).

Với tổng mức đầu tư hơn 375 tỷ đồng, Công ty Đường Vạn Phát xây dựng một khu liên hợp có diện tích gần 40 ha, gồm: Nhà máy sản xuất sirô cô đặc; Nhà máy sản xuất chế biến đường và sản xuất tinh bột mỳ; Nhà máy chế biến thức ăn gia súc; Nhà máy sản xuất phân vi sinh tổng hợp. Để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, Công ty Đường Vạn Phát đã quy hoạch vùng nguyên liệu mía 6.000 ha và vùng nguyên liệu mì 12.000 ha.

Tính tới thời điểm này, Công ty Đường Vạn Phát đã triển khai đầu tư các hạng mục của nhà máy sirô cô đặc đạt khoảng 25% khối lượng. Dự kiến, quý IV/2019, Công ty sẽ đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất sirô cô đặc và năm 2020 đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất phân vi sinh tổng hợp.

Mới đây, lãnh đạo Tập đoàn Nafood đã có chuyến đi khảo sát tại tỉnh Bình Thuận để tính toán xây dựng một nhà máy chế biến thanh long xuất khẩu, giúp địa phương giải quyết đầu ra và nâng cao giá trị quả thanh long.

Con đường tất yếu

Để nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản, Việt Nam chỉ còn cách hình thành các chuỗi sản xuất, đầu tư mạnh vào các dự án chế biến sâu. Sự dịch chuyển trong đầu tư nông nghiệp theo hướng này càng được thấy rõ khi nhìn vào kết quả xuất khẩu hơn 40 tỷ USD trong năm qua.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2018, đã có 16 nhà máy chế biến rau quả, thịt lợn, gia cầm hiện đại với tổng mức đầu tư khoảng 8.700 tỷ đồng được khởi công và khánh thành. Năm 2019 sẽ là năm chuyển động mạnh hơn của các dòng vốn vào lĩnh vực chế biến nông sản để tiến gần đến top 10 thế giới.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngành nông nghiệp cần nhiều hơn các dự án chế biến sâu để nâng chất cho sản phẩm nông nghiệp. Nếu có thêm nhiều nhà máy quy mô lớn, nhiều loại nông sản sẽ thoát cảnh “được mùa mất giá”, phải chờ giải cứu.

“Mỗi năm, Việt Nam sản xuất khoảng 30 triệu tấn rau và 15 triệu tấn quả. Tuy nhiên, vấn đề chính hiện nay là quá nhiều hộ sản xuất nhỏ, manh mún, thiếu thông tin thị trường, nên những lúc thời vụ, có những cây, những vùng dư thừa”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, muốn chế biến thì sản phẩm phải đồng nhất, ví dụ cam, quýt muốn chế biến phải có đều kích cỡ, mỏng vỏ, xơ dày, dai, nếu vỏ dày, tan xơ thì rất khó. Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các viện nghiên cứu phối hợp cùng với các doanh nghiệp để giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm và quy hoạch vùng sản xuất, với đích đến căn cơ lâu dài là đẩy mạnh chế biến, tăng cường xuất khẩu quả tươi.

Sau khi chạm mốc 40 tỷ USD, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đặt mục tiêu xuất khẩu kỷ lục trong năm 2019 với kim ngạch 42 - 43 tỷ USD. Thời gian để tiến đến mốc xuất khẩu 50 - 60 tỷ USD sẽ rút ngắn hơn, khi vốn chảy vào nông nghiệp được cụ thể hóa bằng các dự án sản xuất hiệu quả.

Ngay trong những ngày đầu năm mới, những tin vui lại đến với các doanh nghiệp có đầu tư lớn. Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao vừa thực hiện xuất khẩu chuyến hàng rau quả đầu tiên sang Nhật Bản năm 2019.

Hiện, Công ty Đồng Giao có 2 vùng sản xuất nguyên liệu chính tại Ninh Bình và Gia Lai, trong đó, điểm nhấn tại Gia Lai là Tổ hợp Nhà máy chế biến rau quả Doveco khép kín. Mỗi năm, nhà máy sẽ thu mua và chế biến hàng trăm ngàn tấn rau quả các loại như chanh dây, chuối, bơ, xoài, sầu riêng, mãng cầu, khoai lang, rau chân vịt, đậu tương, ngô ngọt, bí Nhật và nhiều loại rau quả khác của Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên.

Ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT Doveco cho biết, doanh thu hàng năm của Nhà máy Doveco Gia Lai khi hoàn thành sẽ đạt từ 1.800 - 2.000 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt từ 40 - 50 triệu USD.

Năm 2018, doanh thu của Công ty Đồng Giao đạt 1.900 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là 70 triệu USD. Sắp tới, khi Dự án Doveco Gia Lai hoàn thành, sẽ góp phần đáng kể vào tăng trưởng sản xuất, kinh doanh của công ty.

2.200 doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp thành lập mới

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, năm 2018, có 2.200 doanh nghiệp nông nghiệp thành lập mới, tăng 12,3% so với năm 2017, tổng số doanh nghiệp nông nghiệp cả nước 9.235 doanh nghiệp. Cả nước có 13.400 hợp tác xã nông nghiệp. Nhờ đó, các hình thức tổ chức sản xuất liên kết chuỗi được tăng cường.

Theo Đầu tư
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

SJC xin từ bỏ vị thế độc quyền, ngân hàng trông chờ 'đũa thần' TT02

(VNF) - NHNN quyết định thanh tra kinh doanh vàng. Tổng giám đốc SJC muốn bỏ độc quyền vàng miếng vì 'không được hưởng lợi gì'. NHNN đề xuất gia hạn Thông tư 02 thêm 6 tháng nữa. Đó là những thông tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

'Một tiền đề và ba điều kiện' để huy động 170 tỷ USD trái phiếu DN

(VNF) - Sau những lùm xùm vừa qua, thị trường TPDN vẫn đang đi ngang. Để thị trường thực sự phát triển theo đúng tiềm năng, ông Trần Lê Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam VIS Rating cho rằng cần phải thực hiện được "một tiền đề và ba điều kiện".

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành thanh tra thị trường vàng ngay trong tháng 5

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng và hoàn thành trong tháng 5/2024.

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

Thu nhập 1,2 tỷ đồng/năm, vẫn băn khoăn hỏi cách 'tiêu' tiền

(VNF) - Ngoài những trường hợp thu nhập thấp đăng đàn trên các nhóm về tài chính nhờ chỉ bảo cách chi tiêu và tiết kiệm. Bất ngờ, có không ít những dòng trạng thái thu nhập cả tỷ đồng/năm, nhưng không biết chi tiêu sao cho hợp lý. Có người sẵn sàng đưa lời khuyên, ngược lại không ít thông tin cho rằng “khoe mẽ”.

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

Cùng Đạt Phương trúng dự án 470 tỷ, 'soi' lịch sử thắng thầu của Đầu tư xây dựng Minh Tuấn

(VNF) - Công ty cổ Tập đoàn Đạt Phương (Hà Nội) và Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Minh Tuấn (Thanh Hoá) là Liên danh nhà thầu duy nhất tham dự thầu gói thầu 16 thuộc Dự án Cầu vượt đường sắt Bắc - Nam và đường hai đầu cầu thuộc tuyến Đại lộ Đông Tây, TP. Thanh Hóa và trúng thầu với giá 470,148 tỷ đồng.

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

Trông chờ một tuần chứng khoán vượt đỉnh

(VNF) - Còn nhiều dư địa để dòng tiền tiếp tục đẩy vào thị trường chứng khoán, đưa chỉ số VN-Index dễ dàng vượt đỉnh hơn, hay nói theo cách ví von, tàu càng nhẹ thì càng dễ vượt sóng.

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

TT Putin tới Trung Quốc, Triều Tiên lại phóng tên lửa

(VNF) - Trong tuần vừa qua, vụ việc Thủ tướng Slovakia bị ám sát đã thu hút sự chú ý từ khắp nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Quốc hay việc Triều Tiên phóng tên lửa cũng là những sự kiện nổi bật.

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

Cho vay trực tuyến: Đợi một hành lang pháp lý để bùng nổ

(VNF) - Cùng với xu hướng chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, hoạt động cho vay qua nền tảng trực tuyến đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều ngân hàng. Tuy vậy, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng, hoạt động cho vay trực tuyến vẫn đang đợi một hành lang pháp lý đầy đủ hơn để có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Quốc hội họp bầu Chủ tịch nước, chưa miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Công an

Sáng 19/5, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

Lộ diện đại gia đứng sau hệ thống Quán nhậu Tự Do

(VNF) - Mọc lên tại những vị trí đắc địa, quán nhậu Tự Do đang dần trở thành một trong những hệ thống quán nhậu lớn hàng đầu tại Hà Nội với hàng chục sơ sở lớn nhỏ.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.