'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Lĩnh vực tiêu dùng - bán lẻ chịu những biến đổi liên tục trong thời gian gần đây do thói quen của người tiêu dùng thay đổi. Khách hàng hiện đại ngày càng có nhiều sự lựa chọn.
Các trải nghiệm công nghệ mới khiến họ phát sinh những nhu cầu mới và đòi hỏi nhiều hơn từ đơn vị cung cấp. Không chỉ là mua một món đồ, họ còn mua cả một trải nghiệm. Câu hỏi sẽ không còn là ai bán sản phẩm tốt hơn, mà là ai đem lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn, và ai sử dụng chi phí vận hành hiệu quả hơn.
Buổi sáng ngày chủ nhật, thay vì đi chợ hay siêu thị như trước đây, chị Bích Hà ngồi ngay tại nhà và đặt đủ các loại thực phẩm cho bữa tiệc của gia đình qua ứng dụng (app) mua sắm. Chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, hàng hóa đã được giao đến tận nơi.
“Trước đây, thường mình chỉ mua online quần áo, mỹ phẩm, còn thực phẩm thì vẫn muốn đến tận nơi chọn cho yên tâm. Từ ngày giãn cách do Covid-19, hạn chế đi lại nên mình đặt thực phẩm online và thấy cũng rất đầy đủ, tươi ngon. Dần dần thành quen nên gần một năm nay mình rất ít khi đi chợ hay siêu thị” – Chị Hà chia sẻ
Cũng giống như chị Hà, nhiều người chia sẻ họ đã quen với việc mua sắm online. Chỉ cần dạo một vòng qua các tòa nhà công sở, cũng đủ ghi nhận rõ ràng xu thế này khi việc giao hàng, nhận hàng diễn ra tấp nập vào bất cứ thời gian nào.
Đại dịch Covid-19 thúc đẩy xu hướng mua sắm trực tuyến diễn ra nhanh hơn. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức của doanh nghiệp bán lẻ trong việc số hóa nền tảng, tối ưu chuỗi cung ứng, “chạy đua” bán hàng đa kênh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tập đoàn Masan với chuỗi bán lẻ hiện đại và có quy mô điểm bán lớn có thể coi là một điển hình cho bước đầu chuyển đổi số thành công của các doanh nghiệp bán lẻ.
Một nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng tại các nước Đông Nam Á cho thấy, quá trình chuyển dịch từ cửa hàng vật lý sang các nền tảng thương mại điện tử diễn ra nhanh chóng chỉ trong vòng vài tháng.
Sự chuyển đổi này tạo ra lợi thế cho dịch vụ giao hàng tận nhà khi có đến 87% số người tiêu dùng Việt được khảo sát hiện đang sử dụng dịch vụ này và 82% trải nghiệm dịch vụ lần đầu tiên từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Theo đó, trong số 10 đơn hàng thì có đến gần 6 đơn hàng được giao đến nhà, tăng gấp 20 lần so với thời điểm trước đại dịch.
Tháng 5/2021, nhóm các nhà đầu tư trong đó có Tập đoàn Alibaba và Baring Private Equity Asia đã rót 400 triệu USD vào Công ty The CrownX - nền tảng Tiêu dùng - Bán lẻ sở hữu Masan Consumer Holdings và WinCommerce (WCM) của Masan.
Theo thỏa thuận này, WCM sẽ trở thành nhà bán lẻ nhu yếu phẩm hàng đầu trên Lazada. Qua đó, người tiêu dùng Việt Nam sẽ được phục vụ hàng hóa đáp ứng tiêu chí “Tươi ngon thượng hạng” dù mua sắm tại kênh online hay siêu thị, cửa hàng.
Với sự hợp tác này, WCM có thể tận dụng dữ liệu 20 triệu khách hàng của Lazada để gia tăng khả năng tiếp cận, gia tăng sự hiểu biết về khách hàng nhờ ứng dụng phân tích dữ liệu.
Ngoài Lazada, WCM còn đẩy mạnh bán hàng đa kênh thông qua các siêu app mua sắm, website WinMart.com, triển khai nhiều hình thức thanh toán không tiền mặt.
Vẫn với phương thức M&A, Masan tiếp tục có những bước đi đáng chú ý khi đầu tư 295,5 tỷ đồng để mua 70% cổ phần Mobicast (công ty sở hữu thương hiệu mạng Reddi) và chi 65 triệu USD cho 25% cổ phần Công ty Trusting Social, một doanh nghiệp fintech.
Ban lãnh đạo Masan đã từng chia sẻ: “Masan không mua doanh nghiệp để “mua doanh thu”. Chúng tôi đầu tư vào thương hiệu, nguồn nhân lực, công nghệ và hệ thống phân phối để có thể củng cố vị thế khi vào ngành hàng mới.” Cái “bắt tay” với những mảnh ghép công nghệ chiến được kỳ vọng sẽ đẩy nhanh quá trình số hóa của tập đoàn.
Song song với đẩy mạnh bán hàng đa kênh, Masan cũng thực hiện chiến lược chuyển đổi WCM thành nền tảng bán lẻ đa tiện ích, tập trung vào khai trương các cửa hàng tích hợp WinMart+, Techcombank, Kiosk Phúc Long, dược phẩm và mạng di động Reddi,..
Theo Masan, đây chính là chương đầu tiên trong chiến lược thiết lập nền tảng Point-of-Life đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trên một nền tảng xuyên suốt từ trực tiếp đến trực tuyến – chiến lược xuyên suốt nhiều lần được tập đoàn này công bố. Số hóa nền tảng, WCM đã ứng dụng công nghệ châm hàng tự động, nâng tỷ lệ sẵn có của hàng hóa từ 80% lên 96%.
“Masan luôn cố gắng xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh từ sản xuất đến phân phối cho người tiêu dùng. Chúng tôi cố gắng hiểu rõ mỗi một điểm trong chuỗi giá trị, cách thức hàng hóa chuyển đổi, đâu là điểm hoạt động hiệu quả nhất, cách để quản lý công tác hậu cần, nắm bắt cung – cầu. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung thực hiện điều đó.
Khi thử nghiệm mô hình mới, chúng tôi bắt đầu với từng bước nhỏ cẩn trọng và thất bại nếu có sẽ chỉ diễn ra trong phạm vi cho phép. Khó khăn lớn nhất chính là dám bắt đầu. Và khi đã bắt đầu rồi, bạn sẽ dần hiểu rõ bài toán và tìm cách để có đáp án. Tại Masan, công nghệ là yếu tố thúc đẩy chúng tôi chuyển đổi toàn bộ nền tảng, không phải là một mảng kinh doanh riêng lẻ.” – Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan chia sẻ tại phiên thảo luận “Phát triển nền kinh tế số” tại Diễn đàn kinh doanh năm 2022 do Forbes Vietnam tổ chức.
Về câu chuyện chuyển đổi số của Masan, một chuyên gia kinh tế nhận định, xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ trong kỉ nguyên số như hiện là một cuộc cách mạng. Không chỉ giải quyết vấn đề cung ứng hàng hóa – dịch vụ cho người tiêu dùng với chất lượng tốt nhất, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà chiến lược này còn tác động tích cực đến xã hội, mang đến lợi ích cho người tiêu dùng, nhà sản xuất và cả nhà bán lẻ.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.