Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trên Facebook cá nhân, ông David Dương vừa chia sẻ: “Mới nhận quả địa cầu đặt mua từ Amazon, mở ra coi đẹp không để tặng người bạn Mỹ. Nhìn quả địa cầu thấy bực tức và khó chịu vì có 9 đoạn đường lưỡi bò nên đóng gói gởi trả lại cho Amazon cùng với lời gởi: Quả địa cầu thể hiện đường lưỡi bò và không thể hiện đúng với chủ quyền biển đảo của các nước theo luật quốc tế”.
Một ngày sau đó, ông David Dương cho biết đã nhận được email phản hồi từ phía nhà cung cấp và bán quả địa cầu của hệ thống Amazon với nội dung “đồng ý trả lại 20 USD (giá mua 48 USD) và xin ông giữ lại quả địa cầu này”.
“Tiền không phải là vấn đề ở đây, mua bán gạt gẫm khách hàng và xã hội với cái bản đồ không đúng với chủ quyền biển đảo theo luật quốc tế là việc cần phải được chỉnh đốn”, vị doanh nhân viết trả lời Amazon và bên bán hàng.
Ông cũng lưu ý mọi người cần cảnh giác khi mua bản đồ quốc tế.
Ông David Dương tên thật là Dương Tử Trung, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty California Waste Solution (CWS), một trong những công ty hàng đầu ngành xử lý chất thải của Mỹ. Ông cũng đồng thời là Chủ tịch Công ty Vietnam Waste Solution (VWS) tại Việt Nam và được nhiều người gọi với cái tên thân quen là “Vua rác”.
Ông David Dương sang định cư ở San Francisco (Mỹ) vào cuối những năm 80. Ở Việt Nam, trong những năm 1970, gia đình ông là chủ sở hữu hãng giấy Cogido nổi tiếng ở Sài Gòn.
Ở nơi xứ lạ quê người, ông đã trải qua những năm tháng gian nan, thử thách nhưng với dòng máu kinh doanh, gia đình ông đã nhìn ra cơ hội làm ăn từ những “bọc rác”.
Biết được thành phố Oakland (Califorlia, Mỹ) đang tổ chức đấu thầu thu gom rác phế liệu nên David Dương quyết định thành lập công ty. Đầu năm 1991, CWS ra đời và đã trúng được gói thầu đầu tiên về thu gom rác phế liệu cho một nửa thành phố trị giá vài chục triệu USD.
Không từ bỏ khát vọng phát triển kinh doanh, CWS của ông David Dương đã trúng gói thầu thứ 2, trị giá vài trăm triệu USD, đánh bại đối thủ đứng hàng thứ từ của Mỹ trong ngành môi trường là Công ty Norcal Waste Systems năm 2006.
Cuối năm 2014, CWS của David Dương lại nổi lên trên các phương tiện truyền thông ở Mỹ và Việt Nam trong một vụ đấu thầu thu gom, xử lý rác thải mới cho thành phố Oakland.
Giữa năm 2015, CWS đã chính thức vận hành gói thầu xử lý rác trị giá hơn tỷ USD cùng với đối thủ là công ty về thu gom và xử lý rác lớn nhất nước Mỹ - Waste Management (WM) cho thành phố Oakland.
Trong gói thầu này, CWS sẽ đảm nhận gói tái chế. Ông David Dương cho biết gói chôn lấp và cây xanh mà WM thực hiện chỉ có niên hạn 10 năm, nhưng gói thu gom và tái chế niên hạn 20 năm, nên với việc trúng gói thầu này, CWS không chỉ tạo thêm công ăn việc làm cho nhân viên mà có khả năng lợi nhuận cao và bền vững hơn.
Tại San Jose, năm 2019 là năm đáo hạn hợp đồng thu gom rác của CWS với thành phố San Jose. CWS đã yêu cầu thành phố này tăng giá gần 60% cho dịch vụ xử lý rác.
Chia sẻ trên báo chí, ông Dương cho rằng việc tăng giá là điều bình thường và đó cũng là mức giá cạnh tranh trên thị trường. Chính quyền thành phố không chấp nhận mức phí đó, đồng thời đưa ra nhiều lý do khác nhau để không tiếp tục tái ký hợp đồng thu gom rác với CWS.
Một cuộc điều trần giữa CWS với Sở Tài nguyên - Môi trường (ESD) tại San Jose có mặt đông đảo người Mỹ gốc Việt đã diễn ra.
Cuối cùng, chính quyền San Jose buộc phải đồng ý cho CWS tiếp tục hợp đồng thu gom và xử lý rác cho 166.000 ngôi nhà tại thành phố này trong vòng 1 năm. Sau 1 năm, chính quyền sẽ cân nhắc tiếp để tiến tới ký hợp đồng 15 năm với công ty.
Việc được gia hạn hợp đồng 1 năm cũng được xem là một thắng lợi bước đầu của CWS trong “cuộc chiến” giành quyền thu gom rác cho thành phố San Jose. “Với thắng lợi bước đầu này chúng tôi rất tự tin sẽ làm tốt để giành được hợp đồng 15 năm cho công ty”, ông David Dương hào hứng chia sẻ.
Nhìn lại hành trình đấu tranh vừa qua, ông David Dương cho biết đó thực sự là một “cuộc chiến” cân não, song với lợi thế về công nghệ và kinh nghiệm trên thị trường, CWS đã vượt qua được khó khăn một cách ngoạn mục.
Tại Việt Nam, ông David Dương mở Công ty Vietnam Waste Solutions (VWS, 100% vốn từ CWS) để xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.
Sau Đa Phước, Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) xúc tiến đầu tư dự án khu công nghệ môi trường xanh tại Long An với diện tích 1.760ha, công suất xử ý 40.000 tấn mỗi ngày, vốn đầu tư giai đoạn I khoảng 450 triệu USD.
Tuy nhiên, dự án buộc phải thay đổi công nghệ theo yêu cầu của chính quyền nên tiến độ bị chậm và khiến nhà đầu tư gian nan. Trong bối cảnh đó, VWS vẫn quyết liệt khánh thành hai cây cầu dẫn vào dự án vào ngày 27/3/2019, như thể hiện quyết tâm theo đuổi dự án đến cùng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.