'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
LTS: Như VietnamFinance đã giới thiệu, góp mặt tại Quốc hội khóa XIV có 17 gương mặt doanh nhân, trong đó có những người đã từng "ăn cơm Quốc hội" khóa XIII vừa qua như trường hợp đại biểu doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Chủ tịch Chủ tịch Tập đoàn đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Tuy nhiên, chiều 17/7, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã bỏ phiếu không công nhận tư cách đại biểu của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì lý do bà đã cũng gia đình nhập quốc tịch Cộng hòa Malta.
Để bạn đọc có thông tin đầy đủ về nhân vật này, VietnamFinance xin giới thiệu lại bài viết về bà ở thời điểm mới được công bố trúng cử.
Là học sinh giỏi quốc gia, đạt Huy chương vàng Olimpic tiếng Nga, Nguyễn Thị Nguyệt Hường được cử sang học tập tại Đại học Tổng hợp Matxcova, chuyên ngành ngôn ngữ học.
Học hành chăm chỉ, tốt nghiệp xuất sắc, nhưng với sự kiện Liên Xô sụp đổ, bằng tiếng Nga gần như trở nên vô dụng, ước muốn trở thành một giáo viên hay nhà nghiên cứu cũng tan thành mây khói.
Về nước, bà Hường quyết định học lớp kế toán của Trường Kinh tế Quốc dân, học thêm tiếng Anh và xin làm kết toàn viên một công ty chuyên sản xuất giày xuất khẩu.
Sau 3 năm, tích lũy được vốn và kinh nghiệm, bà mạnh dạn đứng ra lập công ty riêng, hoạt động trong lĩnh vực may mặc, xuất nhập khẩu với 1000 lao động.
Hoạt động kinh doanh thuận lợi, khách hàng tin tưởng, đơn hàng đặt đến tới tấp nhưng công ty không thể mở rộng thị trường kinh doanh do quá trình thuê đất tại Hà Nội quá phức tạp.
Bà Hường thuê đất các tỉnh lân cận để mở rộng sản xuất. Sau khi thuê được 7,5 ha ở Hưng Yên, bà chuẩn bị xây dựng nhà máy thì tình cờ biết được tập đoàn xe máy Lifan cũng đang loay hoay đi thuê mặt bằng. Thấy chị đã xây dựng xong cơ sở nhưng chưa sử dụng đến, công ty Lifan ngỏ ý muốn thuê lại. Thấy hợp lý, bà đã chấp thuận.
Thành công của thương vụ cho thuê mặt bằng này đã làm lóe lên trong trí óc nữ doanh nhân: "Tại sao mình không tạo mặt bằng, hạ tầng để mời các doanh nghiệp nước ngoài vào thuê"?
Nhận thấy khu công nghiệp Nam Sách, "đứa con đầu lòng" của tỉnh Hải Dương, đang có nguy cơ phá sản do chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính để chi trả tiền đền bù, bà Hường quyết định bắt tay vực dậy Khu công nghiệp đang đứng trên bờ vực thẳm này.
Trong vòng 15 ngày, bà giải quyết xong vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng. Sau đó, bà dốc hết 32 tỷ đồng để xây dựng và cải tạo lại cơ sở hạ tầng với quy mô rộng 64 ha. Hạ tầng cơ sở đồng bộ, các nhà doanh nghiệp nước ngoài đồng loạt kéo nhau vào đầu tư. Chỉ trong 4 năm (2002-2006), Khu công nghiệp Nam Sách đã được phủ kín 90% diện tích với các dự án, tổng số vốn đầu tư gần 100 triệu USD.
Sau dự án Nam Sách, vào năm 2008, bà tiếp tục bắt tay vào "trị" khu công nghiệp Phùng Xá, tỉnh Hà Tây. Bấy giờ, Hà Tây là địa phương rất khó khăn trong việc chào mời nhà đầu tư nươc ngoài vì nhiều năm liền đội sổ trong Bảng xếp hạng cạnh tranh cấp tỉnh. Khu công nghiệp Phùng Xá, vì vậy, cũng nằm trong tình cảnh hết sức bi đát.
Bằng sự khéo léo của mình, bà đã kéo về dự án đầu tư công nghệ cao của Nhật với tổng số vốn lên tới 300 triệu USD cho Khu công nghiệp Phùng Xá và đây là một trong những dự án đầu tư nước ngoài có số vốn lớn nhất trong ngành công nghệ thông tin lúc bấy giờ.
Sau hai dự án đình đám này, bà Hường tiếp tục bắt tay vào đầu tư Khu công nghiệp Tân Trường (Hải Dương), diện tích 150 ha và Khu công nghiệp Quang Minh (Vĩnh Phúc). Bà còn là bà chủ của các khu công nghiệp lớn đang ăn nên làm ra như Phố Nối B (Hưng Yên), Đài Tư (Hà Nội); thu hút hơn 200 nhà đầu tư trong và ngoài nước, tổng vốn 1,4 tỷ USD.
Hiện tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group) do bà Hường dẫn dắt đang quản lý 10 khu công nghiệp trong đó có 8 khu công nghiệp do chính VID đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và thu hút được các dự án quy mô lớn lấp đầy khu công nghiệp.
Trong hơn 10 năm qua, VID đã thu hút được 2,5 tỷ USD vốn đầu tư FDI, tạo công ăn việc làm cho hơn 4 vạn lao động tại các khu công nghiệp đã đi vào vận hành, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương đặt khu công nghiệp, góp phần giúp nguồn thu ngân sách địa phương ổn định, bền vững.
Thành công từ việc làm kinh tế đã khiến cho uy tín của bà lên cao. Từ năm 1999, khi mới 29 tuổi, bà đã được Hiệp hội Công thương tiến cử làm đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội và đã trúng cử với số phiếu rất cao. 5 năm sau, bà tái đắc cử với số phiếu cao nhất.
Cũng trong năm 2007 bà trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XII, để rồi sau đó trúng liên tiếp hai kì Quốc hội XII, XIV. Giờ đây, bà Nguyệt Hường nổi tiếng không phải chỉ vì thành tích "săn" dự án khủng mà còn bởi sự năng nổ của một bông hồng giữa nghị trường.
Theo dõi hai khóa Quốc hội vừa qua, chúng tôi nhận thấy các ý kiến phát biểu của bà thường hướng tới việc cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh để thúc đẩy phát triển kinh tế. Đây có lẽ là tâm huyết của bà với tư cách một "đại biểu doanh nhân", người đang đại diện cho không chỉ cử tri nói chung mà còn cho cộng đồng doanh nghiệp tại diễn đàn quan trọng này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.