Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Nổi tiếng với những phát ngôn gây sốc
Ông Nguyễn Tử Quảng sinh ngày 11/6/1975 ở Ninh Bình. Từ một dự án nhỏ tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, ông Quảng cùng những cộng sự của mình đã đưa Bkav phát triển, trở thành một doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam.
Từ năm 1995 - 2005, Bkav làm phần mềm diệt vi rút miễn phí. Nguyễn Tử Quảng được trìu mến gọi là “bác sĩ máy tính”, được phong tặng danh hiệu “hiệp sĩ công nghệ thông tin”.
Từ năm 2005, Bkav chính thức được thương mại hóa. Từ đó, mọi lỗi nhỏ của sản phẩm cũng như những phát ngôn của ông Quảng thường chịu cái nhìn khắt khe của cộng đồng mạng cũng như giới truyền thông.
Biệt danh Quảng “nổ” được nhiều người nhắc đến sau khi Nguyễn Tử Quảng nói sản phẩm của BKIS là phần mềm diệt virus tốt nhất thế giới trên sóng truyền hình. Tiếp sau đó lại là khẳng định phần mềm Mobile Security của công ty đứng trên cả 4 ông lớn là Kaspersky, McAfee, BitDefender và Norton Antivirus. Thậm chí, ông Quảng còn tuyên bố “Trend Micro giờ đã quá lạc hậu, họ không thể đối phó được với những mối nguy hiện nay. Nhưng Bkav thì có thể”.
Ông Quảng chia sẻ, bản thân đã từng thử lý giải tại sao mọi người gọi ông là Quảng “nổ”: “Tôi nghĩ có thể vì cái mình nói quá đặc biệt ở Việt Nam mình, bởi làm sản phẩm công nghệ rồi nói mình tốt hơn ông số 1, số 2 thế giới. Tôi cũng hiểu rõ ràng mình sinh ra ở một nước đang phát triển, có khoảng cách khá xa với nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Thế thì, nhiều người mặc định rằng cái gì của người Việt Nam làm thì không thể cạnh tranh với Mỹ, Nhật, châu Âu. Nên điều tôi nói là quá lạ”.
Trong buổi ra mắt Bphone, CEO Nguyễn Tử Quảng lại tiếp tục để lại những câu nói đi vào huyền thoại, như “Thật tuyệt vời”, “Không thể tin nổi”, “Siêu phẩm hàng đầu thế giới Bphone”... Những tuyên bố đầy tự hào của ông có lẽ không hợp cảm quan người Việt, đặc biệt trong bối cảnh Bphone chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng của công chúng, nếu không muốn nói là thất vọng.
Mặc dù bị dư luận “ném đá” vậy nhưng CEO Nguyễn Tử Quảng lại xem đó là động lực lớn hơn để tạo ra niềm tin cho người tiêu dùng Việt Nam, rằng doanh nghiệp Việt vẫn có thể tạo ra sản phẩm đẳng cấp.
Khát vọng tạo niềm tin cho người tiêu dùng Việt Nam
Từ khi Việt Nam mới bắt đầu làm quen với công nghệ thông tin, cựu giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội này đã có niềm tin mãnh liệt rằng dù đi sau nhưng Việt Nam vẫn có thể sở hữu những công nghệ tiên tiến, sản xuất ra những sản phẩm đủ sức chinh phục thế giới. Với phần mềm diệt virus Bkav, ứng dụng văn phòng điện tử eOffice, nhà thông minh SmartHome hay Bphone thì niềm tin ấy đã được đền đáp.
Ông Quảng cho biết, khi quyết định làm điện thoại, tiền không phải là vấn đề được đặt ra đầu tiên, mà hướng đến cái lớn hơn, đó là làm ra sản phẩm hữu ích cho xã hội, làm vì đam mê.
Với sản phẩm Bphone, Bkav muốn chứng minh rằng với năng lực của người Việt, hoàn toàn có thể tạo ra được một sản phẩm có chất lượng. Và với smartphone thì người dùng có thể cầm nắm, trải nghiệm sản phẩm rõ ràng hơn so với một sản phẩm phần mềm không phải ai cũng có thể hiểu rõ được.
CEO của Bkav bày tỏ tham vọng: “Chỉ khi người tiêu dùng Việt Nam tin chúng tôi, thì BKAV mới làm được. Còn sau này, khi đã chinh phục được người tiêu dùng rồi, Bphone sẽ mở rộng sang nhiều phân khúc khác. Tôi muốn mọi người cầm nó thay vì điện thoại iPhone, Samsung”. Ông Quảng muốn bản thân và Bkav tạo ra sản phẩm đẳng cấp tương xứng với lòng tự hào dân tộc. Điều đó sẽ khuyến khích đánh thức niềm tự hào dân tộc của từng người Việt Nam.
Tham gia nghiên cứu vaccine Covid-19
Bkav đã có một số đóng góp nhất định trong việc đẩy lùi dịch Covid-19 tại Việt Nam. Trong đó, đáng kể nhất là việc phát triển Bluezone, phần mềm theo dõi tiếp xúc được 27 triệu người Việt Nam cài đặt.
Cách đây đúng 1 năm, ông Nguyễn Tử Quảng từng tuyên bố tham gia sản xuất hai model máy thở khác nhau. Model "PB560" được sản xuất dựa trên thiết kế có sẵn của hãng Medtronic (Mỹ), trong khi model "BAC385" được Bkav thiết kế với sự hỗ trợ từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. CEO Bkav tuyên bố sẽ "sẵn sàng sản xuất máy thở phi lợi nhuận cho mục đích chống dịch". Đáng tiếc, sau những tuyên bố hồi tháng 4-5/2020, Bkav không còn hé lộ thêm bất cứ thông tin nào.
Mới đây, trong một cuộc thảo luận trên mạng xã hội về chủ đề dịch Covid-19, CEO Nguyễn Tử Quảng đã tiết lộ rằng Bkav đã lập một nhóm nghiên cứu vaccine thế hệ mới từ đầu mùa dịch.
Cho rằng nghiên cứu vaccine là "cơ hội của các công ty công nghệ", ông chia sẻ rằng một số công ty sản xuất vaccine như Pfizer hay Moderna "có sự tham gia mạnh mẽ của tỷ phú công nghệ Bill Gates". Thậm chí, ông Quảng còn đưa ra nhận định về việc nghiên cứu sản xuất vaccine có những điểm tương đồng so với lập trình phần mềm diệt virus.
Bkav muốn tham gia vào lĩnh vực này bởi như “thảm họa Covid” đã và đang diễn ra, tới đây sẽ không phải là vũ khí hạt nhân và mà là vũ khí sinh học. Và nếu không có công nghệ để chế tạo vaccine bằng những không nghệ mới thì “khó mà sống nổi” với mấy con virus tương tự như virus Corona.
Thứ hai, theo ông Quảng, trên thế giới hiện nay, việc sản xuất vaccine phụ thuộc vào mấy công ty, do vậy Việt Nam cũng phải làm chủ những công nghệ sản xuất vaccine mới.
Tuy ý kiến này đã gây nhiều tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận thông điệp nhất quán trong con đường của Bkav cũng như quan niệm của ông Nguyễn Tử Quảng rằng những gì tập đoàn lớn nhất trên toàn cầu làm được thì người Việt Nam cũng làm được.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.