'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đó là hành trình khởi nghiệp của doanh nhân tuổi Tân Hợi Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (HoSE: DQC).
Năm 1994, sau khi nhận tấm bằng cử nhân chuyên ngành công nghệ thông tin tại Đại học Bách khoa TP. HCM, ông Hồ Quỳnh Hưng nộp đơn xin việc tại Công ty Cổ phần Nhựa Rạng Đông, với vị trí nhân viên xuất nhập khẩu.
Hai năm sau, ông chuyển sang Công ty Giày Hiệp Hưng, doanh nghiệp xuất khẩu giày da đình đám trong nước lúc bấy giờ và đảm nhiệm vị trí Giám đốc xuất nhập khẩu.
Ngồi ở vị trí này không lâu thì ngành da giày gặp khó khăn. Giày Hiệp Hưng lại là công ty nhà nước nên ở thời điểm đó, mọi cơ chế hoạt động của doanh nghiệp thiếu linh hoạt, khó khăn chồng chất, công ty làm ăn trì trệ.
Ông Hưng kể: “Từ thất bại tại Công ty Giày Hiệp Hưng, tôi chán quá, quyết định ra riêng, không đi làm thuê cho ai nữa. Tôi vẫn khoái tự làm thôi, mình tự làm nhỏ nhỏ cũng được, rồi từ từ gây dựng lên”.
Năm 2000, với vốn ban đầy là 150 triệu đồng, ông Hưng thành lập Công ty TNHH Việt. Khi mới thành lập, công ty có 3 nhân sự do ông Hưng làm giám đốc. Ngành nghề kinh doanh chính là xuất nhập khẩu giày dép.
Ông Hưng cho biết, ít vốn, ít kinh nghiệm trên sân chơi xuất khẩu, những ngày đầu thành lập công ty gặp không ít khó khăn. Vận may đến với ông Hưng khi công ty của ông nhận được một đơn đặt hàng lớn từ Mexico.
Nhận định đây là cơ hội để tạo dựng thương hiệu và vị thế của công ty trên thị trường xuất khẩu nên ông Hưng quyết tâm thực hiện bằng mọi giá. Để đảm bảo tiến độ giao hàng, ông không ngại đi từ Nam chí Bắc tìm cơ hội thuê nhân công, nhà xưởng.
Từ những lần tiếp xúc này, ông Hưng đã tìm ra cơ hội lấn sân sang lĩnh vực gia công nhựa, với việc sản xuất ổ cắm, phích cắm điện. Đây cũng là cơ hội để công ty của ông Hưng tiến tới hợp tác với Điện Quang.
7 năm sau khi ông Hồ Quỳnh Hưng khởi nghiệp với công ty TNHH Việt, năm 2007, Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang tập trung mở rộng hoạt động kinh doanh bằng hình thức thâu tóm các công ty cùng ngành nghề và công ty TNHH Việt lọt vào tầm ngắm của Điện Quang.
Điện Quang đã quyết định mua lại công ty TNHH Việt 51% và ông Hồ Quỳnh Hưng vẫn được giữ lại làm Giám đốc công ty thành viên.
Năm 2008, Hồ Quỳnh Hưng được điều động về làm Phó tổng giám đốc Điện Quang, quản lý Nhà máy Đồng An. Đến năm 2010, ông Hưng được HĐQT bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Điện Quang và đảm nhiệm vị trí này cho đến nay.
Thời điểm ông Hồ Quỳnh Hưng nhận chức cũng là năm Điện Quang chính thức lên sàn. Thời gian này DQC gặp khó khăn với khoản nợ của Cuba còn 858,8 tỷ đồng vào ngày 31/12/2008.
Nhiều năm sau, kiểm toán vẫn cho ý kiến ngoại trừ về khoản nợ này.
Giai đoạn 2008-2014, sau khi ông Hưng giữ vị trí Tổng giám đốc và sau này là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kết quả kinh doanh hàng năm của DQC có sự tăng trưởng đều đặn trở lại.
Tuy nhiên, nguồn thu trong thời gian này chủ yếu đến từ khoản thu tài chính với khách hàng Cuba. Ngoài ra, thời gian này công ty còn hưởng lợi từ việc thanh lý hàng Compact tồn kho với giá vốn thấp, đây là nguồn đóng góp chính vào doanh thu xuất khẩu của DQC.
Tuy nhiên, 3 năm gần đây (2014-2017) lợi nhuận sau thuế bình quân của Điện Quang giảm hơn 20%. Biên lợi nhuận theo đó cũng sụt giảm đáng kể, từ mức 19,6% (2015) đến năm 2016 chỉ còn 10%.
Năm 2018 tình hình kinh doanh tại DQC vẫn chưa thấy điểm sáng sau thời gian dài suy giảm. Cụ thể, doanh thu cả năm của DQC đạt 1.187,4 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017. Tuy nhiên chi phí giá vốn lại tăng mạnh đến 18,8% nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ còn 232,4 tỷ đồng, giảm 8%.
Kết thúc năm, DQC lãi trước thuế 118,9 tỷ đồng, hoàn thành 79,3% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 95,1 tỷ đồng, giảm 13,7% so với năm trước.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.