'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ông Nguyễn Quốc Bình sinh năm 1959 tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Tốt nghiệp trung học phổ thông, ông chuyển sang học tập tại Đại học quân sự.
Sau khi ra trường, ông nhận quyết định về công tác tại Bộ Tư lệnh phòng không, biên chế tại sư đoàn 377, trung đoàn 274.
Năm 1987, sau gần 10 năm gắn bó với quân ngũ, ông Bình được điều chuyển về công tác tại phòng kinh tế, công ty Hanel.
Từ đó sự nghiệp của ông gắn liền với công ty này. Năm 2003, ông Bình được bầu làm Phó giám đốc, 3 năm sau được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc. Và từ tháng 6/2007, ông chính thức đảm đương chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc công ty.
Vào năm 2016, ông Nguyễn Quốc Bình trúng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV tại Hà Nội. Sau khi trúng cử, vị “đại biểu doanh nhân” tham gia thảo luận nhiều vấn đề tại Quốc hội.
Vào trung tuần tháng 6/2016, khi tham gia thảo luận về vấn đề nợ xấu tại Quốc hội, đại biểu Nguyễn Quốc Bình nói trong quá trình xử lý tài sản thế chấp cần làm rõ hợp đồng có còn hiệu lực hay không. Hay như thảo luận về dự án Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi) vào tháng 11 cùng năm, ông nhấn mạnh 10 năm qua vì kém về năng lực nên đã để lọt nhiều công nghệ lạc hậu vào Việt Nam, gây hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, an ninh xã hội như các dự án sản xuất thép, bôxít, xi măng, nhiệt điện...
Đại biểu doanh nhân cũng từng phát biểu tại một phiên thảo luận vào năm 2017 rằng, logistics hoàn toàn có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trọng điểm tại Việt Nam, song chất lượng dịch vụ logistics tại nước ta thấp và chi phí cao là vì chưa phát huy đúng thế mạnh.
Là doanh nhân quản lý hơn 8.000 lao động và 32 công ty thành viên, liên doanh và liên kết với Hanel, ông Bình đã chèo lái con thuyền Hanel, đổi mới cải cách, lãnh đạo doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn.
Dưới thời ông Nguyễn Quốc Bình, Hanel cũng đã có bước chuyển quan trọng trong hướng kinh doanh. Đến nay, Hanel hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực như điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, thương mại, xây dựng, bất động sản, đào tạo – cung ứng nhân lực quốc tế, vận tải đa phương thức và công nghiệp phụ trợ.
Tuy nhiên, khi nói đến Hanel, nhà đầu tư nghĩ ngay đến “vua đất vàng” khi sở hữu nhiều quỹ đất “khủng” tại Hà Nội.
Hanel là nhà đầu tư khu công nghiệp Sài Đồng 24,2ha; dự án khu công viên công nghệ phần mềm Hà Nội diện tích 43ha, tổng vốn đầu tư 620 triệu USD; dự án khu đô thị khoa học, công nghệ, tài chính Tân Tạo 270ha tại huyện Gia Lâm. “Mô-típ” chung của các dự án trên là Hanel góp đất, đối tác góp tiền.
Tháng 5/2016, Hanel cùng Công ty TNHH Tháp Láng Hạ (chủ đầu tư tháp VPBank) đã khởi công dự án Cảng thông quan nội địa TP. Hà Nội có quy mô 47,2ha, vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng tại Cổ Bi, Long Biên.
Cuối năm 2017, HĐQT Hanel có nghị quyết thông qua tiếp tục triển khai dự án Toà tháp thương mại điện tử và văn phòng Hanel tại Lô 02-E9 đường Phạm Hùng, khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội.
Tổng mức đầu tư của dự án là 1.535 tỷ đồng. Trong đó vốn chủ sở hữu của Hanel chiếm 20%, tương đương 307 tỷ đồng, vốn vay 130,93 tỷ đồng (8,53%), toàn bộ 71,47% vốn còn lại, tương ứng 1.097 tỷ đồng sẽ do Công ty Cổ phần Đầu tư Alphanam chi trả. Đổi lại, Tập đoàn Alphanam được thuê 65% tổng diện tích của dự án trong 45 năm.
Ngoài ra, Hanel và Alphanam còn hợp tác triển khai dự án khu đô thị Hanel - Alphanam quy mô 53,5ha, tổng vốn đầu tư 2.438 tỷ đồng tại Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội. Hai bên sẽ thành lập liên doanh phát triển dự án, trong đó Hanel góp 20% bằng tiền Alphanam cho vay.
Bên cạnh đó, Hanel cũng hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng HUD3 (HU3) thực hiện dự án HUD3 Nguyễn Đức Cảnh tại Hoàng Mai, Hà Nội.
Hanel cũng là cái tên khá đáng chú ý trong danh mục thoái vốn Nhà nước năm 2017. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ lên đến 1.926 tỷ đồng và từng là chủ sở hữu của Khách sạn Daewoo Hà Nội.
Hanel bán đấu giá 19,1 triệu cổ phần (9,94% vốn điều lệ) lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 20/4/1996. Giá khởi điểm đúng bằng mệnh giá 10.000 đồng. Tuy nhiên, phiên IPO đã diễn ra không thành công khi chỉ 3,9 triệu cổ phần, tương đương 20,4% lượng chào bán được mua với giá bình quân 10.004 đồng/cổ phần.
Ở thời điểm đó, 2 nhà đầu tư chiến lược được phê duyệt là Công ty Cổ phần Công nghệ Tiến Việt, mua 36% và Công ty Sebrina Holdings của Singapore mua 25% cũng không thu xếp được nguồn vốn để thực hiện cam kết mua cổ phần. Do vậy, theo quy định hiện hành, hai nhà đầu tư này không còn là cổ đông chiến lược của Hanel sau cổ phần hóa.
Kể từ khi tiến hành IPO vào năm 2016, đến nay Hanel vẫn chưa đưa cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.