Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Năm người đã tử vong và hơn 100 người phải nhập viện sau khi sử dụng sản phẩm men gạo đỏ (beni koji) của Kobayashi. Hiện nhà sản xuất đã tiến hành thu hồi các sản phẩm này.
Cục Bảo vệ người tiêu dùng Nhật Bản đang siết chặt quản lý sau vụ bê bối này. Họ đã yêu cầu khoảng 1.700 nhà sản xuất thực phẩm chức năng tương tự báo cáo về các vấn đề sức khỏe liên quan đến sản phẩm của họ.
Cuộc khảo sát này nhằm kiểm tra xem các nhà sản xuất có hệ thống thu thập thông tin về tác dụng phụ liên quan đến sản phẩm của mình hay không. Từ đó, đưa ra các biện pháp tiếp theo trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng của người tiêu dùng về việc sử dụng bất kỳ sản phẩm thực phẩm chức năng nào, không chỉ riêng sản phẩm của hãng Kobayashi.
Bên cạnh đó, cơ quan này cũng đã thu thập số liệu bán hàng của khoảng 860 thực phẩm chức năng thông qua hệ thống thu thập dữ liệu bán lẻ Nikkei POS. Dữ liệu này bao gồm doanh số bán hàng theo tuần trên 1.000 người mua hàng được thu thập từ các siêu thị trên toàn quốc.
Doanh thu các loại thực phẩm được dán nhãn là thực phẩm chức năng, bao gồm cả đồ uống, đã giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái trong tuần đầu tháng 4.
Trước đó, nhu cầu đối với các sản phẩm này đã giảm dần trong năm do giá tăng, nhưng với mức giảm nhẹ hơn, chỉ ở mức 6,7% trong tuần đầu tháng 3.
Đáng chú ý, sự sụt giảm tăng tốc mạnh lên 10,4% vào tuần của ngày 18/3, thời điểm Kobayashi thông báo thu hồi các sản phẩm men gạo đỏ. Kể từ đó, doanh thu vẫn duy trì ở mức giảm khoảng 10%.
Bà Mai Yoshida, một khách hàng tại hiệu thuốc ở Tokyo chia sẻ: “Trước đây tôi thường xuyên mua thực phẩm chức năng, nhưng giờ tôi hơi lo lắng nên gần đây không mua nữa.”
Sự lo ngại này đang lan rộng và tác động mạnh đến toàn ngành. Nhà sản xuất mỹ phẩm và thực phẩm bổ sung Fancl cho biết số lượng hủy dịch vụ mua định kỳ đối với sản phẩm thực phẩm bổ sung giúp giảm cholesterol của công ty đã tăng gấp 10 lần. Điều đáng nói là sản phẩm này không hề chứa men gạo đỏ của Kobayashi.
Để trấn an người tiêu dùng, Fancl đã đăng tải các thông điệp trên cả các cửa hàng và trang mua sắm trực tuyến, nhấn mạnh đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
Trên trang trực tuyến của nhà bán lẻ mỹ phẩm và thực phẩm bổ sung DHC đã nhận được khoảng 12.000 câu hỏi sau thông báo của Kobayashi. Tại các cửa hàng trực tiếp của DHC, nhân viên bán hàng phải đứng phát tờ rơi nhấn mạnh độ an toàn của các sản phẩm.
Tập đoàn Asahi Group Foods, cung cấp dòng thực phẩm bổ sung dưới thương hiệu Dear-Natura, cũng ghi nhận số lượng hủy đơn hàng trực tuyến gia tăng.
Doanh thu của các nhà sản xuất thực phẩm chức năng Nhật Bản đang giảm mạnh, với mức giảm từ 20% đến 30%, theo Hiệp hội Marketing Trực tiếp Nhật Bản. Thông tin này được đưa ra bởi một đại diện của hiệp hội, nơi tập hợp nhiều nhà sản xuất thực phẩm chức năng.
Xem thêm >> Thực phẩm chức năng gây suy thận và chết người: Bê bối rúng động nước Nhật
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.