Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Broadcom – công ty sản xuất thiết bị bán dẫn có trụ sở tại Singapore, đang dự định chuyển địa điểm hoạt động sang Mỹ. Tuy nhiên, đó không phải nguyên nhân trực tiếp khiến ông Trump quan ngại về vấn đề an ninh quốc gia nếu như thương vụ này được hoàn tất.
Stacy Rasgon, chuyên gia phân tích tại Bernstein, giải thích: "Nguyên nhân sâu xa cho động thái cứng rắn này của chính quyền Mỹ là sự lo ngại Broadcom sẽ cắt giảm đáng kể khoản đầu tư, đặc biệt là vào lộ trình xây dựng 5G, và khiến Qualcomm suy yếu. Khi đó, nguy cơ Huawei của Trung Quốc dẫn đầu thị trường và ảnh hưởng tới ngành công nghệ Mỹ là điều tất yếu".
Ngoài nguyên nhân liên quan đến sự phát triển của 5G, các chuyên gia cho biết vẫn còn lý do để ông Trump quyết định ra tay ngăn chặn thương vụ M&A này của Broadcom.
Ron Napier, giám đốc Napier Investment Advisors, nói: "Không chỉ vì sự cạnh tranh của Trung Quốc hay là vì những con chip, Ngài Tổng thống quan tâm đến ngành công nghệ rộng hơn – một phần của sức mạnh kinh tế và sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ".
"Ông Trump, kể từ khi mới nhậm chức, đã nhiều lần nhấn mạnh rằng công nghệ là một trong những ngành mang tính quyết định của nước Mỹ, và rất quan trọng đối với ông, bên cạnh những vấn đề như an ninh quốc gia, thương mại và việc làm cho người Mỹ". Quan điểm của Tổng thống Mỹ là nếu nước này vẫn muốn đứng số một trên thế giới, thì không thể buông lỏng ngành công nghệ.
Broadcom cho biết trong một tuyên bố rằng công ty "rất không đồng ý với ý kiến việc mua lại Qualcomm có thể gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào tới an ninh quốc gia".
Một quan chức Nhà Trắng trả lời phỏng vấn của Reuters đã cho biết tại sao chính phủ lại cho rằng thỏa thuận này là mối đe dọa an ninh. Đó là vì mối liên hệ giữa Broadcom với nhiều tổ chức nước ngoài.
Quincy Krosby, chuyên gia chiến lược thị trường của Prudential Financial, cho biết hành động này của ông Trump không phải điều gì bất ngờ. "Tổng thống đã rất rõ ràng trong ý muốn bảo hộ nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là các công ty công nghệ trước sức ép cạnh tranh của đối thủ ngoại quốc", bà nói. Ông Trump muốn các công ty Mỹ tự mình phát triển mạnh mẽ hơn, thay vì bị "pha loãng" sau khi hai "đại gia" hợp lại thành một.
Ngay cả trước khi Tổng thống ký yêu cầu, Ủy ban Đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ (CFIUS) cũng đã bày tỏ mối quan ngại về thỏa thuận Broadcom – Qualcomm trong một lá thư đề ngày 5/3, gửi cho các luật sư. Trong thư, CFIUS đã liệt kê một số vấn đề, bao gồm việc Broadcom đã từng cắt giảm chi tiêu nghiên cứu, cùng với các rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn.
Đây là lần thứ năm một Tổng thống Hoa Kỳ yêu cầu ngừng một thỏa thuận dựa trên sự phản đối của CFIUS và thương vụ thứ hai mà ông Donald Trump đã ngăn chặn kể từ khi đảm nhiệm chức vụ Tổng thống hồi đầu năm 2017.
Trước đó, ông cũng đã không phê duyệt cho thương vụ sáp nhập MoneyGram – công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế của Mỹ, với Ant Financial của tỷ phú Trung Quốc Jack Ma vì lý do tương tự.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.