Dòng tiền yếu không chịu nổi áp lực bán, VN-Index rớt sâu, mất mốc 1.200 điểm
Thanh Long -
17/04/2024 15:32 (GMT+7)
(VNF) - Mặc dù thị trường suy giảm nhưng dòng tiền vào đỡ rất yếu, thanh khoản khớp lệnh trên sàn HoSE chỉ trên 17.000 tỷ đồng trong khi trung bình 1 tháng gần đây khoảng 23.500 tỷ đồng. VN-Index mất tới gần 23 điểm và lại một lần nữa mất mốc 1.200 điểm.
Phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm tới 22,67 điểm, tương đương 1,86%, xuống 1.193,01 điểm. Như vậy, VN-Index lại một lần nữa mất mốc 1.200 điểm.
Bi đát nhất là cổ phiếu chứng khoán khi đa số giảm mạnh hơn VN-Index. Cụ thể, SSI giảm 2,27%, VND giảm 3,73%, VCI giảm 5,65%, HCM giảm 4,57%, VIX giảm 4,76%, BSI giảm 6,14%, CTS giảm 5,79%, ORS giảm 5,02%.
Nhóm bất động sản cũng diễn biến rất tệ. Nhiều cổ phiếu rớt mạnh như VIC giảm 3,02%, NVL giảm 4,44%, PDR giảm 3,95%, DIG giảm 4,32%, NLG giảm 3,31%, KBC giảm 3,59%, DXG giảm 5,38%, CII giảm 3,25%, IJC giảm 3,21%, DPG giảm kịch sàn. Tuy vậy, vẫn có số ít cổ phiếu ngược dòng, tiêu biểu là VPI tăng 1,08%, SZC tăng 1,82%, QCG tăng kịch trần.
Với cổ phiếu ngân hàng, nhiều mã giảm trên 3% như BID, CTG, VPB, MBB, SHB, TPB. Các mã còn lại đa phần giảm điểm. Tuy vậy, số mã tăng không phải là quá ít, có thể kể đến SSB, OCB và NAB tăng nhẹ chưa tới 1%, ấn tượng nhất là LPB tăng tới 3,34%.
Ở nhóm sản xuất, mặc dù sắc đỏ chiếm đa số nhưng không nhiều cổ phiếu giảm sâu, một vài cái tên có thể kể đến GVR giảm 5,6%, GEX giảm 4,08%, BMP giảm 3,17%, PHR giảm 3,04%. Sắc xanh hiện lên ở MSN, VNM, DBC, ACG, IMP.
Cổ phiếu hàng không và bán lẻ đều giao dịch tiêu cực: VJC và HVN lần lượt mất đi 2,45% và 3,33% giá trị; MWG giảm 1%, PNJ giảm 3,55%, DGW giảm 5,76% còn FRT đứng giá tham chiếu.
Cổ phiếu năng lượng phân hoá hơn một chút khi POW tăng 0,46%, còn GAS, PGV và PLX lần lượt mất đi 1,18%, 0,49% và 1,81% giá trị.
Toàn sàn HoSE có 137 mã tăng giá, 57 mã đứng giá tham chiếu và 348 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức rất thấp, đạt 17.025 tỷ đồng.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone