Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo Nikkei Asian Review, nhu cầu đối với USD đang khiến đồng bạc xanh vượt xa giá trị cơ bản của nó. Điều đó làm tăng rủi ro biến động trên thị trường.
Mỹ đang đẩy nhanh chương trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 trên toàn quốc. Điều đó làm dấy lên hy vọng về sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế hàng đầu thế giới, từ đó thúc đẩy nhu cầu đối với đồng USD.
Tuy nhiên, dựa trên tỷ giá hối đoái cân bằng Nikkei (Nikkei EER) của Nikkei Asian Review và Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản, nợ công của Mỹ tăng cao sẽ dẫn đến đồng USD giảm giá trị. Chỉ số Nikkei EER dựa trên các yếu tố kinh tế cơ bản của một quốc gia như nợ công và số dư tài khoản vãng lai.
Nikkei Asian Review cảnh báo sự chênh lệch lớn giữa giá trị lý thuyết và tỷ giá thực tế của đồng USD có thể "gây ra phản ứng dữ dội". Nếu đồng bạc xanh suy yếu nhanh chóng, nó sẽ làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu vốn đã lao đao vì cuộc khủng hoảng Covid-19.
Tính đến ngày 16/4, đồng USD dao động ở tỷ giá 108 yen đổi 1 USD. Trong khi đó, tỷ giá lý thuyết của đồng bạc xanh theo Nikkei EER là 84 yen đổi 1 USD. Nikkei nhận định nhìn chung, đồng tiền của một quốc gia đang gánh nợ công, thâm hụt tài khoản vãng lai lớn, sẽ bị sụt giảm về giá trị tương đối.
Trong quý IV/2020, Nikkei EER đo lường tỷ giá đồng USD đối với đồng yen ở mức 1 USD đổi 94 yen. Để so sánh, tỷ giá giữa hai đồng tiền là 1 USD đổi 110 yen vào cùng kỳ năm 2019, trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Điều đó có nghĩa là đồng USD đã mất giá tương đương 16 yen sau một năm.
Chính quyền Mỹ hỗ trợ nền kinh tế chống đỡ với cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19 bằng các gói chi tiêu lớn. Điều đó khiến nợ công tăng cao.
Theo Nikkei Asian Review, với các khoản chi tiêu trong tương lai của Mỹ, tỷ giá đồng USD theo Nikkei EER chắc chắn sẽ đối mặt với áp lực giảm hơn nữa.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố gói kích thích bổ sung trị giá khoảng 2.000 tỷ USD và đang xem xét kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng. Nếu chính quyền không đảm bảo nguồn vốn, bao gồm tăng thuế, nợ công sẽ tăng lên.
Khi tiêu dùng cá nhân tại Mỹ phục hồi nhanh, có khả năng thâm hụt thương mại của nước này sẽ mở rộng do nhập khẩu gia tăng. Về mặt lý thuyết, điều đó có thể thúc đẩy xu hướng giảm của đồng bạc xanh. Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái của đồng USD đang di chuyển theo hướng ngược lại.
Trên thực tế, sức mạnh của đồng bạc xanh trên thị trường tiền tệ phản ánh niềm tin vào nền kinh tế Mỹ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 6,4% vào năm 2021, mức tăng trưởng lớn nhất trong vòng 37 năm qua và đặc biệt cao so với phần còn lại của thế giới.
Chênh lệch giữa giá trị lý thuyết của đồng USD và tỷ giá hối đoái thực tế cũng có thể được nhận thấy sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Đồng bạc xanh sau đó đã sụt giá.
Vào thời điểm đó, nợ công của Mỹ leo dốc nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong năm 2009, nợ công (tính theo phần trăm GDP) đã tăng 13% so với một năm trước đó.
Trong khi đó, nợ công năm 2020 gia tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nếu đồng USD tiếp tục tăng giá, một số nền kinh tế mới nổi có các khoản nợ bằng đồng USD sẽ phải đối mặt với gánh nặng trả nợ ngày một tăng. Như vậy, đà tăng của đồng bạc xanh có thể gây rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.
Nikkei Asian Review khuyến cáo cần cẩn trọng về việc đồng USD giảm giá trị nhanh. Nếu đồng USD tăng giá và giảm giá trị cùng lúc, các thị trường tài chính sẽ đứng trước rủi ro lớn.
Theo các chuyên gia của Nikkei Asian Review, các chính phủ cần chú ý đến sự biến động tỷ giá hối đoái đồng USD, vì nó đóng vai trò như một phép thử của nền kinh tế toàn cầu trong thời kỳ hậu đại dịch.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.