Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên mới đây đã chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo TP. Thái Nguyên và Công ty Cổ phần Tập đoàn Danko để giải quyết một số vướng mắc tại dự án khu nhà ở Cao Ngạn (TP. Thái Nguyên).
Lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên trao đổi với lãnh đạo TP. Thái Nguyên và Danko Group về các vướng mắc GPMB các khu tái định cư.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Danko Group cho biết dự án Khu nhà ở Cao Ngạn (TP. Thái Nguyên) có quy mô hơn 39ha. Do có vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB) nên một số hạng mục dự án chưa thể thi công.
Cụ thể, đến nay còn 105 hộ bị ảnh hưởng bởi dự án chưa được bố trí đất tái định cư nên chưa bàn giao mặt bằng, chưa nhận tiền bồi thường; một số hộ chưa phối hợp kiểm kê, lập hồ sơ GPBM...
Để giải quyết vướng mắc về tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án, TP. Thái Nguyên đang triển khai 3 khu tái định cư.
Sau khi nghe ý kiến của các đơn vị liên quan, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu TP. Thái Nguyên tập trung thực hiện ngay việc GPMB, hoàn thiện hạ tầng các khu tái định cư để có đất giao cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án khu nhà ở Cao Ngạn (TP. Thái Nguyên).
Đối với Danko Group, lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu phối hợp với TP. Thái Nguyên và các sở, ban, ngành liện quan của tỉnh thực hiện công tác GPMB. Đối với TP. Thái Nguyên, lãnh đạo tỉnh yêu cầu tập trung rà soát, phân loại đối tượng bị ảnh hưởng, thực hiện các bước bồi thường, GPMB khu tái định cư.
Lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên cũng lưu ý phương án tái định cư tại chỗ cho các hộ dân bị ảnh hưởng; yêu cầu TP. Thái Nguyên thực hiện công khai quy hoạch khu tái định cư để người dân được biết.
Cùng với đó, TP. Thái Nguyên được giao tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các hộ dân bị ảnh hưởng thực hiện bàn giao mặt bằng theo quy định, các hộ dân không hợp tác sẽ tiến hành cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện chế độ báo cáo 2 lần/tuần về tiến độ thực hiện để kịp thời giải quyết các vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án.
Trước đó, hồi tháng 5/2019, UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu nhà ở Cao Ngạn. Theo đó, Danko Group là nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án này theo hình thức chỉ định, bởi trước đó doanh nghiệp này là đơn vị duy nhất trúng vòng sơ tuyển.
Dự án này có tổng mức đầu tư 1.300 tỷ đồng, được xây dựng trên quỹ đất gần 50ha (chưa được giải phóng mặt bằng) thuộc đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị Cao Ngạn – Chùa Hang.
Ngoài dự án khu nhà ở Cao Ngạn, Danko Group cũng được chấp thuận đầu tư vào nhiều dự án khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: khu đô thị chức năng đầu cầu cứng Sông Công, diện tích 24,9ha và Khu nhà ở Bách Quang, diện tích 8ha (TP. Sông Công); khu nhà ở đường Vành đai 5, diện tích 18ha (thị xã Phổ Yên).
Theo dữ liệu của VietnamFinance, Danko Group được thành lập ngày 13/7/2012, do ông Trần Hữu Sử (sinh năm 1975) là người đại diện theo pháp luật và là chủ tịch HĐQT. Ông Sử cũng là người nắm giữ 98,06% cổ phần tại doanh nghiệp này. Danko Group có trụ sở tại tầng 1, nhà C6, đường Trần Hữu Dực, khu đô thị Mỹ Đình 1, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đơn vị này đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất. Hiện Danko Group đã và đang phân phối hàng loạt dự án bất động sản tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc như: FLC Sầm Sơn Beach&Resort, Goldmark City, TNR Stars Hải Dương, ICID Complex Hà Đông…
Với vốn điều lệ ban đầu của Danko Group là 50 tỷ đồng. Sau nhiều lần thay đổi, đến năm 2019, Danko Group đã tăng vốn điều lệ lên thành 800 tỷ đồng. Sau đó, công ty này đã có thêm 2 lần tăng vốn điều lệ trong năm 2020.
Cụ thể, tháng 5/2020, công ty này đã tăng vốn điều lệ từ 800 tỷ đồng lên 1.400 tỷ đồng. Chỉ 2 tháng sau, công ty này tiếp tục tăng vốn điều lệ từ 1.400 tỷ đồng lên 1.530 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, giai đoạn từ năm 2016 - 2018, Danko Group có mức tăng trưởng vượt bậc về doanh thu. Cụ thể, nếu như năm 2016, Danko Group chỉ ghi nhận 16 tỷ đồng doanh thu thuần thì đến năm 2017, doanh thu đã tăng hơn 13,6 lần, đạt 217,4 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế từ mức lỗ 6 tỷ đồng cũng đã tăng lên lãi hơn 8 tỷ đồng vào năm 2017.
Bước sang năm 2018, doanh thu thuần của Danko Group tăng vọt lên mức 490,7 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 13,7 tỷ đồng. Đến năm 2019, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Danko Group bắt đầu sụt giảm, lần lượt đạt 327,6 tỷ đồng và 758 triệu đồng.
Tại thời điểm 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của Danko Group đạt 918,2 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 699,8 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ phải trả chỉ ở mức 218 tỷ đồng.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.