Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự án nêu trên đi qua huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp; huyện Bình Tân, huyện Long Hồ, huyện Tam Bình, thị xã Bình Minh và thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Dự án gồm tuyến chính sẽ đầu tư khoảng 23,5 km với quy mô gồm 4 làn xe cao tốc; 15 công trình cầu trên chính tuyến; 2 cầu vượt trực thông; 1 cầu vượt trong nút giao Đường tỉnh 908; 4 cầu trên tuyến nối (Đường tỉnh 908 và Quốc lộ 80) và hệ thống đường gom (xây dựng hai bên tuyến khoảng 23,3 km), hệ thống an toàn giao thông (hệ thống biển báo, vạch sơn: bố trí đầy đủ theo các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ); cơ sở hạ tầng thu phí (nhà trạm, thiết bị).
Thời gian thực hiện hợp đồng dự án khoảng 22 năm (bao gồm cả thời gian xây dựng). Hình thức sơ tuyển nhà đầu tư là rộng rãi quốc tế. Thời gian sơ tuyển nhà đầu tư thực hiện Dự án là từ ngày 16/4 - 16/5/2018. Có 4 nhà đầu tư tham gia sơ tuyển. Qua đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, Ban Quản lý dự án Thăng Long đã đề xuất 2 nhà đầu tư đạt yêu cầu và trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, phương án tài chính cho dự án đã thay đổi nên phải hủy sơ tuyển.
Trao đổi với phóng viên, cán bộ đấu thầu của bên mời thầu cho biết thêm, lý do hủy sơ tuyển là do thay đổi cơ cấu nguồn vốn cho dự án. Việc thay đổi này sẽ có lợi hơn cho nhà đầu tư trúng thầu đối với việc hoàn vốn đầu tư dự án.
Theo nội dung thông báo mời sơ tuyển lần đầu, Nhà nước không tham gia thực hiện dự án (nhà đầu tư phải bỏ toàn bộ vốn chủ sở hữu và vốn vay để thực hiện và hoàn vốn đầu tư dự án theo hình thức BOT).
Với việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng Nhà nước hỗ trợ kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng, chắc chắn tính khả thi của dự án sẽ cao hơn. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến việc phải thực hiện sơ tuyển lại nhà đầu tư (theo dự kiến là vào quý IV/2019). Khi mời sơ tuyển lại, bất cứ nhà đầu tư nào quan tâm đến Dự án đều có thể tham dự sơ tuyển (không chỉ riêng 4 nhà đầu tư đã tham dự sơ tuyển lần 1).
Đối với việc sơ tuyển lại có gây thiệt hại cho các nhà đầu tư đã tham dự sơ tuyển lần 1, Bên mời thầu cho biết, trong hồ sơ mời sơ tuyển lần đầu đã nói rõ về nội dung này. Theo đó, nhà đầu tư chịu trách nhiệm đối với việc sơ tuyển (nếu bị kéo dài) do thay đổi phương án tài chính, cơ cấu vốn cho Dự án. Hơn nữa, việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn như trên sẽ có lợi hơn cho nhà đầu tư thực hiện dự án sau này, nên chắc chắn sẽ nhận được sự thông cảm và đồng thuận của các nhà đầu tư.
Về tiến độ dự án, Bên mời thầu cho rằng, việc sơ tuyển lại có thể sẽ không làm chậm tiến độ dự án. Lý do là việc thay đổi cơ cấu vốn cho dự án lần này sẽ có Nhà nước tham gia vào hỗ trợ giải phóng mặt bằng nên tiến độ thực hiện dự án sẽ nhanh hơn.
Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ nhằm hoàn thành đồng bộ hệ thống đường cao tốc từ TP. HCM đến TP. Cần Thơ, tạo mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối các trục đường chính đang được đầu tư xây dựng; đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách, rút ngắn thời gian đi lại và phát huy hiệu quả của các dự án đang được đầu tư trong khu vực; củng cố an ninh quốc phòng, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các địa phương nơi tuyến đi qua và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.