Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành công điện về việc triển khai dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Theo đó, đối với dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cảng hàng không quốc tế Long Thành, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao diện tích đất giai đoạn 1 (1.180ha); bàn giao mặt bằng 2 tuyến giao thông kết nối trước ngày 30/6; phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường khu vực dự án.
Tỉnh Đồng Nai cũng cần kịp thời giải quyết dứt điểm các kiến nghị của người dân trong quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, không để xảy ra khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài; bố trí vốn và chỉ đạo triển khai hạng mục trụ sở làm việc của các đơn vị trực thuộc tỉnh đáp ứng tiến độ yêu cầu.
Đối với dự án thành phần 1 là các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương bố trí nguồn vốn, giao chủ đầu tư và chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện dự án.
Với dự án thành phần 2 là các công trình phục vụ quản lý bay, Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM ) khẩn trương hoàn thành phê duyệt hồ sơ thiết kế phần thân và các hạng mục còn lại của công trình để triển khai công tác lựa chọn nhà thầu thi công bảo đảm tiến độ, chất lượng, hoàn thành công trình đưa vào khai thác, vận hành đồng bộ với các dự án thành phần khác.
Đối với dự án thành phần 3 là các công trình thiết yếu trong cảng hàng không, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải (là cơ quản lý nhà nước chuyên ngành), Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV) khẩn trương chỉ đạo đánh giá năng lực triển khai dự án của ACV, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong tổ chức đấu thầu gói thầu số 5.10.
Các cơ quan này cũng cần theo dõi, giám sát quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5.10 để có các phương án khả thi hiệu quả nhằm lựa chọn được nhà thầu có năng lực thực sự trong tháng 5 năm 2023; kịp thời báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về tiến độ, chất lượng, phương thức công tác lựa chọn nhà thầu.
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được giao phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan liên quan chỉ đạo ACV thực hiện dự án, đẩy nhanh các thủ tục để khởi công nhà ga hành khách.
Trong trường hợp không đủ năng lực, Thủ tướng đề nghị phải đánh giá kỹ lưỡng, chính xác để có phương án xử lý phù hợp, hiệu quả; dứt khoát không để tình trạng kéo dài, chậm tiến độ và chưa rõ hướng xử lý khả thi, hiệu quả như vừa qua; thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện dự án theo quy định; tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định pháp luật.
Thủ tướng yêu cầu ACV phải chịu trách nhiệm toàn diện trong việc triển khai dự án thành phần 3; rà soát năng lực và việc tổ chức thực hiện dự án trong thời gian qua, kịp thời báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Giao thông Vận tải để có biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện, bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, tiến độ công trình, vệ sinh môi trường và không làm tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý.
ACV cũng có trách nhiệm rà soát hồ sơ mời thầu bảo đảm lựa chọn được nhà thầu đáp ứng đầy đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các gói thầu bảo đảm chất lượng, tiến độ, hiệu quả theo quy định và nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các nhà thầu thi công triển khai theo kế hoạch huy động nhân sự, máy móc, đảm bảo kiểm soát tiến độ. Tập trung công tác quản lý, giám sát chất lượng công trình tuân thủ đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn và quy định pháp luật; đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động, an toàn giao thông trên công trường và các khu vực có người dân tham gia giao thông.
Thủ tướng cũng yêu cầu ACV chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thiết kế kỹ thuật của các công trình còn lại, đảm bảo chất lượng. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn về xây dựng của các Bộ chuyên ngành trong công tác thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật của dự án.
Với dự án thành phần 4 là các công trình khác, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm tổ chức triển khai các công trình, lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiến độ hoàn thiện, vận hành thử đồng bộ với các dự án thành phần của dự án.
Dự án xây dựng cảng hàng không Long Thành có tổng mức đầu tư khái toán khoảng 336.630 tỷ đồng và được chia thành 4 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 3 gồm các công trình thiết yếu trong cảng hàng không như ga hành khách công suất 25 triệu hành khách/năm, ga hàng hóa số 1, đường cất hạ cánh, sân đỗ tàu bay, giao thông nội cảng… có tổng mức đầu tư hơn 98.500 tỷ đồng. Trong dự án thành phần 3, gói thầu 5.10 (xây dựng nhà ga hành khách) có giá trị hơn 35.233 tỷ đồng. Đây là gói thầu có giá trị lớn nhất trong tất cả các gói thầu của công trình nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. |
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.