Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) mới đây cho biết đến thời điểm hiện tại, tiến độ tổng thể dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn đạt 96,6%, tiến độ chạy thử các phân xưởng công nghệ đạt 39%, chậm 54% so với kế hoạch.
Nguyên nhân chính, theo PVN, là do trong quá trình chạy thử phát sinh một số lỗi kỹ thuật tại các phân xưởng công nghệ và phụ trợ cần sửa chữa, dẫn tới tiến độ chạy thử có nguy cơ kéo dài từ 3 - 6 tháng so với kế hoạch ban đầu là tháng 3/2018.
PVN cũng cho biết hiện các nhà thầu đang tập trung khắc phục khiếm khuyết liên quan tới chất lượng mối hàn. Tuy nhiên, việc dự án này không vận hành theo đúng tiến độ kế hoạch đã khiến sản xuất xăng dầu của PVN không hoàn thành kế hoạch đề ra, chỉ bằng 92% kế hoạch năm.
Ngoài ra, với tư cách đơn vị bao tiêu sản phẩm, việc Lọc hoá dầu Nghi Sơn chậm tiến độ cũng khiến PVN khó khăn trong việc lên kế hoạch nhập khẩu, ảnh hưởng tới kinh doanh xăng dầu của đơn vị.
Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn do Công ty Liên doanh TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) làm chủ đầu tư, bao gồm các bên: Tập đoàn Dầu khí Quốc tế Kuwait (Kuwait Petroleum International - KPI) và công ty Idemitsu Kosan của Nhật Bản mỗi bên nắm giữ 35,1% cổ phần, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam - PVN) sở hữu 25,1% và Mitsui Chemicals (Nhật Bản) sở hữu 4,7%.
Dự án triển khai thực hiện từ năm 2008 với tổng mức đầu tư 9,2 tỷ USD; quy mô đầu tư là 670 ha trên bờ, 590 ha mặt nước; sản lượng khoảng 200.000 thùng dầu thô/ngày.
Đến nay, tổng vốn giải ngân cho dự án đạt 8 tỷ USD, trong đó nguồn vốn từ ngân hàng cho vay đã giải ngân 4,2 tỷ USD, vốn từ các bên góp bao gồm vốn điều lệ đăng ký là 2,4 tỷ USD, riêng PVN góp 602,4 triệu USD.
Vốn vay thứ cấp từ các bên cho vay đã giải ngân cho dự án là 1,3 tỷ USD và PVN cho vay là 333,83 triệu USD.
Hiện PVN và Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, theo đó công ty đã trả một phần chi phí bao tiêu, còn lại hai bên thống nhất xử lý tiếp.
Lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng đang lập dự toán và phê duyệt ngân sách để triển khai việc bổ sung các thiết bị đo khí thải và hồ điều hòa theo yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoàn thiện vào cuối năm 2018.
Trước đó, tại buổi làm việc với Tổ công tác của Thủ tướng hồi giữa tháng 7/2018, PVN kiến nghị cấp có thẩm quyền sớm tháo gỡ vướng mắc liên quan tới bao tiêu sản phẩm cho Lọc hóa dầu Nghi Sơn.
PVN cũng kiến nghị nguồn để bù chênh lệch thuế suất nhập khẩu sản phẩm theo cam kết của Chính phủ với dự án này, cũng như cơ chế hoàn trả tiền PVN phải bù cho Lọc hóa dầu Nghi Sơn trong thời gian 10 năm sau ngày vận hành thương mại.
Theo đó, mỗi năm PVN sẽ phải bù 1,5 - 2 tỷ USD cho lọc dầu Nghi Sơn trong 10 năm đầu vận hành để bù lỗ cho dự án này, chưa kể số kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho nhà máy để đầu tư các hạng mục công trình.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.