Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chậm trễ kéo dài
Như An ninh Thủ đô đã có bài viết phản ánh về tình trạng nhà máy nước mặt sông Hồng chậm trễ kéo dài nhiều năm qua. Theo tiến độ được phê duyệt ban đầu, giai đoạn 1 của dự án này phải hoàn thành vào năm 2018. Dù vậy, đến nay, ngày nhà máy nước mặt sông Hồng có thể cấp nước sạch cho người dân sử dụng vẫn còn xa vời. Đến nay, chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Nước sạch Sông Hồng đã 2 lần xin gia hạn.
Theo tìm hiểu của phóng viên An ninh Thủ đô, Công ty Cổ phần Nước sạch Sông Hồng thành lập ngày 5/8/2015 và là liên danh giữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Long – Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội cùng 2 cổ đông cá nhân khác.
Sau khi thành lập, Công ty Cổ phần Nước sạch Sông Hồng được TP Hà Nội giao thực hiện dự án Nhà máy nước mặt Sông Hồng, vốn đầu tư 3.700 tỷ đồng, tại xã Liên Hồng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.
Dự án được phê duyệt với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước sạch cho nhân dân Thủ đô bao gồm đô thị trung tâm và các khu vực chưa có hệ thống cấp nước phía Tây đường Vành đai 3, phía Bắc quốc lộ 32 qua quận Bắc Từ Liêm, các huyện Đan Phượng và Hoài Đức.
Công trường dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng khá im ắng
Dự án có giá trị đầu tư rất lớn, giữ vai trò quan trọng phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch cho hàng vạn hộ dân đang sinh sống trên địa bàn Thủ đô, thêm vào đó, chủ đầu tư dự án Nhà máy nước sạch Sông Hồng cũng nhận được nhiều ưu đãi về thuế khi đưa vào hoạt động.
Nhưng trái với kỳ vọng của TP cũng như của nhân dân, Nhà máy nước sạch Sông Hồng đã 2 lần phải xin gia hạn tiến độ. Theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư số 1260/QĐ-UBND ngày 28/2/2023 của UBND TP Hà Nội, thời gian dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động của nhà máy sẽ là quý IV năm 2024.
Vì chưa đưa vào vận hành nên doanh thu từ hoạt động kinh doanh nước sạch ghi nhận của Công ty Cổ phần Nước sạch Sông Hồng vẫn là số 0. Việc kéo dài thời gian thi công dự án cũng khiến tiềm lực của doanh nghiệp này rơi vào tình trạng khó khăn.
Tài liệu cho thấy, đến cuối năm 2022, Công ty Cổ phần Nước sạch Sông Hồng có tổng tài sản là 2.274 tỷ đồng, tăng 900 tỷ so với đầu năm. Dù không có phát sinh lợi nhuận nhưng tổng tài sản của Công ty Cổ phần Nước sạch Sông Hồng vẫn có sự thay đổi bởi chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh so với đầu năm 2022. Tại thời điểm ghi nhận, chi phí này lên tới 1.116 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho cũng tăng thêm hơn 100 tỷ đồng, lên tổng số 454 tỷ đồng.
Mới đây, hàng loạt nhà thầu phụ thi công đã tập trung về trụ sở nhà máy tại xã Liên Hồng để đòi nợ
Ghi nhận trong năm 2022, Công ty Cổ phần Nước sạch Sông Hồng đã “bơm” thêm gần 400 tỷ đồng vào dự án Nhà máy nước mặt Sông Hồng ghi nhận vào chi phí xây dựng cơ bản dở dang; và “bơm” khoảng 120 tỷ đồng vật tư phục vụ dự án Nhà máy nước.
Trong số tài sản ngắn hạn khác, đáng chú ý nhất chỉ có khoản 97,4 tỷ đồng được khấu trừ từ thuế GTGT. Do đó, dù tài sản ngắn hạn ở mức 1.154 tỷ đồng nhưng tiền mặt của Nước sạch Sông Hồng chỉ còn 53,6 tỷ đồng; bao gồm 808 triệu đồng tiền mặt và 52,8 tỷ đồng gửi ngân hàng.
Áp lực hàng loạt khoản nợ, tiến độ Nhà máy nước ra sao?
Hiện nay, doanh nghiệp này đang phải đối mặt với rất nhiều khoản nợ đọng. Từ 1.096 tỷ đồng nợ hồi đầu năm 2022, đến nay, tổng nợ của doanh nghiệp này nhảy vọt lên con số 1.722 tỷ đồng.
Về chi trả thù lao, năm 2022 các thành viên quản lý chủ chốt được chia thu nhập tổng cộng 900 triệu đồng. Nhưng với người lao động, hồi đầu năm 2022, doanh nghiệp này vẫn nợ 1,908 tỷ đồng. Đến cuối năm, con số này giảm còn 1,897 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty Cổ phần Nước sạch Sông Hồng ghi nhận nợ thuế 251 triệu đồng, nợ phải trả người bán ngắn hạn 61 tỷ đồng, chi phí phải trả ngắn hạn hơn 66 tỷ đồng. Dữ liệu cũng cho thấy, trong năm 2022, Nước sạch Sông Hồng phát sinh khoản phải trả người bán ngắn hạn là đối tác Nhật - KOBELCO ECO-SOLUTIONS Co., Ltd gần 56 tỷ đồng; và phải trả chi phí ngắn hạn cho đối tác này hơn 42 tỷ đồng. Đây là 2 khoản phát sinh lớn nhất trong năm. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn khoản phải trả các đối tượng khác là hơn 4 tỷ đồng...
Bên cạnh các khoản nợ ngắn hạn, Nước sạch Sông Hồng còn nợ gói vay dài hạn tại Vietcombank. Tính đến hết năm 2022, tổng khoản vay là 1.591 tỷ đồng, trong đó số tiền vay phát sinh năm 2022 là 515 tỷ đồng.
Trước tình hình triển khai dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng ì ạch, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội - thành viên nắm giữ 20% vốn góp trong liên danh đã phải trích lập quỹ dự phòng từ cuối năm 2022.
Trước đó, An ninh Thủ đô đã có bài viết phản ánh về việc nhiều nhà thầu phụ cung cấp nhân công, vật tư thi công dự án Nhà máy nước sạch Sông Hồng tập trung tại trụ sở dự án trên địa bàn xã Liên Hồng để đòi nợ.
Hàng vạn người dân đang mong ngóng nguồn nước sạch từ dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng không khỏi lo ngại, với tình hình tài chính như trên của chủ đầu tư, thì bao giờ dự án mới có nước sạch sinh hoạt để cung cấp tới khách hàng?
Xem thêm: Công ty Nước sạch Hà Nội: Doanh thu nghìn tỷ, hàng loạt giao dịch thế chấp ngân hàng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.