Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Vaccine Sputnik V, lấy theo tên vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới được Liên Xô phóng lên quỹ đạo vào năm 1957, vừa được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố ngày 11/8.
Theo thông cáo của Bộ Y tế Nga, với phác đồ tiêm 2 lần, vaccine Sputnik V cho phép phòng ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trong 2 năm.
Ông Kirill Dmitriev, Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), ngày 12/8 cho biết Nga đã nhận được đơn đặt hàng 1 tỷ liều vaccine Sputnik V từ 20 quốc gia, phần lớn là từ các nước Mỹ Latin, Trung Đông và châu Á.
Nga cũng đã đàm phán về việc sản xuất vaccine tại 5 nước với khả năng sản xuất 500 triệu liều mỗi năm, trong đó có Philippines, Brazil và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất.
Tuy nhiên, vaccine của Nga hiện vẫn chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thứ 3 với sự tham gia của hàng nghìn người để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả.
Ông Dmitriev nhấn mạnh giai đoạn thử nghiệm này sẽ được tiến hành ở nước ngoài. Nga đã đạt được thỏa thuận tiến hành thử nghiệm vaccine mới với các đối tác tới từ Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Saudi Arabia và một số nước khác.
Có nhiều ý kiến trái chiều từ quốc tế xung quanh vấn đề an toàn của loại vaccine này. Ông Jarbas Barbosa, Trợ lý Giám đốc Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO), thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 11/8 cho biết, WHO chưa nhận được đầy đủ thông tin về vaccine ngừa Covid-19 của Nga để đánh giá.
Theo quan chức PAHO, tất cả các nhà sản xuất vaccine đều phải tuân theo thủ tục này để đảm bảo vaccine an toàn và có được sự đề xuất sử dụng của WHO.
Người phát ngôn của WHO Tarik Jasarevic thì cho biết tổ chức này đang liên lạc chặt chẽ với giới chức y tế Nga. Các cuộc thảo luận đang tập trung vào khả năng WHO thông qua chất lượng vaccine.
Theo ông Jasarevic, quá trình này đòi hỏi việc xem xét và đánh giá nghiêm ngặt tất cả dữ liệu an toàn và hiệu quả.
Quan chức này cho hay dù WHO lạc quan trước tốc độ nghiên cứu vaccine trên toàn thế giới song việc đẩy nhanh tốc độ không đồng nghĩa với việc giảm bớt độ an toàn.
Trong khi đó, đại diện Bộ Y tế Đức cho rằng, vẫn chưa có dữ liệu về chất lượng, hiệu quả và độ an toàn của vaccine mà Nga điều chế và vừa được đăng ký lưu hành.
Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar thì nhấn mạnh vấn đề không phải là ở chỗ có vaccine đầu tiên mà là phải có một loại vaccine an toàn.
Theo ông Azar, cần có dữ liệu minh bạch và dữ liệu này phải được đưa ra từ giai đoạn với 3 thử nghiệm lâm sàng để cho thấy một loại vaccine an toàn và hiệu quả.
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng việc Nga chưa công bố dữ liệu công khai về vắc xin ngừa Covid-19, bao gồm cách thức điều chế cũng như chi tiết về mức độ an toàn, phản ứng miễn dịch và liệu nó có thể ngăn chặn được virus SARS-CoV-2 không, khiến các nhà khoa học, giới chức y tế và công chúng cảm thấy hoài nghi về hiệu quả thực của virus này.
Về phía Nga, Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko ngày 12/8 khẳng định những nghi ngờ rằng vaccine ngừa Covid-19 của nước này không an toàn là vô căn cứ và bắt nguồn từ sự cạnh tranh.
Trước đó, Tổng thống Vladimir Putin ngày 11/8 tuyên bố Nga đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới đăng ký một loại vaccine ngừa Covid-19, và sẽ sớm đưa vào sản xuất hàng loạt.
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định loại vaccine này hoạt động khá hiệu quả, hình thành hệ miễn dịch ổn định, và đã vượt qua mọi khâu kiểm định.
Theo Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko, đợt vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên của Nga sẽ bắt đầu được sản xuất tại 2 địa điểm là Viện Nghiên cứu Gamaleya và công ty Binnopharm. Trước mắt, Nga sẽ ưu tiên tiêm vaccine cho các nhân viên y tế trước rồi bắt đầu tiêm chủng đại trà.
Xem thêm >> Ông Trump: ‘Nếu tôi không thắng cử, Trung Quốc sẽ sở hữu nước Mỹ’
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.