'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Động thái này được cho là hoàn toàn có thể xảy ra khi Đức, nền kinh tế hàng đầu EU, cũng đã lên tiếng kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng để độc lập hơn với nhiên liệu hoá thạch của Nga.
Theo NYT, việc cấm vận dầu của Nga sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chính trị và kinh tế của khối, nên các quan chức EU đang chờ tới sau cuộc bầu cử Pháp mới công bố quyết định, tức sau ngày 24/4.
Xem xét động thái gần đây nhất từ Đức, nền kinh tế hàng đầu châu Âu, việc khối này từ bỏ năng lượng Nga là có thể xảy ra, dù sớm hay muộn.
Mới đây, ngày 15/4, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết người dân nước này nên bắt đầu tiết kiệm năng lượng ngay từ bây giờ, khi nền kinh tế hàng đầu của châu Âu đang tìm cách cắt giảm lượng khí đốt và dầu nhập khẩu từ Moscow.
Nga là nguồn cung cấp khí đốt, dầu mỏ và than đá hàng đầu cho Đức, vì vậy Berlin đang đứng trước áp lực ngày càng tăng khi chiến sự Ukraine trở nên căng thẳng và EU tìm cách mở rộng các biện pháp trừng phạt với Moscow.
Theo ông Habeck, nước Đức có thể trở nên ít phụ thuộc hơn vào Nga nếu người dân giảm mức tiêu thụ năng lượng. Vị Bộ trưởng này cũng đề xuất người dân sử dụng phương tiện công cộng, cắt giảm 10% mức tiêu thụ năng lượng cá nhân và còn đề nghị các công ty cho nhân viên làm việc tại nhà.
Ngoài 5 đợt trừng phạt kinh tế đối với Moscow, EU đã công bố lệnh cấm theo từng giai đoạn đối với nhập khẩu than và chấm dứt hoàn toàn việc mua nhiên liệu hóa thạch từ Nga vào năm 2030.
Với dầu mỏ và khí đốt, khối vẫn chưa đạt được sự nhất trí để đưa tới quyết định cấm vận. Theo nhiều nguồn tin, sự phản đối chủ yếu tới từ Đức, do nước này phải nhập khẩu khoảng 1/3 dầu mỏ và hơn 40% khí đốt từ Nga.
Theo NYT, nếu tiến tới cấm vận dầu mỏ của Nga, các quan chức EU sẽ đề xuất một lệnh cấm theo từng giai đoạn để đảm bảo nhận được sự ủng hộ từ phía Berlin.
Trước các động thái từ các đối tác "không thân thiện", Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo rằng các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ gây tổn hại cho chính quốc gia của họ bằng cách làm tắt dòng năng lượng của Nga.
“Hậu quả của việc này có thể cực kỳ đau đớn, chủ yếu đối với những người khởi xướng chính sách,” ông Putin phát biểu hôm 14/4.
Trước đó, trong một buổi họp giữa các quan chức EU và đại điện nhóm OPEC hồi đầu tuần, Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo đã cảnh báo châu Âu rằng sẽ “không thể” thay thế 7 triệu thùng dầu thô từ Nga vào thị trường mỗi ngày, đồng thời kêu gọi họ thực hiện cách tiếp cận “thực tế” hơn đối với quá trình chuyển đổi năng lượng.
Xem thêm >> ‘Tố’ phương Tây chậm thanh toán khí đốt, ông Putin muốn chuyển hướng xuất khẩu năng lượng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.