Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Hàng loạt ngân hàng đã định hình lại chiến lược của mình và xác định chuyển đổi số là lựa chọn để tồn tại, bắt kịp xu hướng và tạo lợi thế cạnh tranh. Ngay cả các ngân hàng quốc doanh vốn kiên trì với mô hình kinh doanh truyền thống cũng đã phải thay đổi và đưa ra chiến lược số hóa riêng. Với những ngân hàng thương mại cổ phần có chiến lược đi tắt đón đầu như Techcombank hay VPBank thì quá trình số hóa đã diễn ra từ nhiều năm trước.
Với TPBank, chuyển đổi số bắt đầu sớm, gắn với quá trình tái cơ cấu, đưa một ngân hàng từ loại nhỏ yếu, nặng nợ xấu “lột xác” ngoạn mục sau gần một thập kỷ, không những khắc phục toàn bộ những hậu quả giai đoạn trước mà còn vươn lên nhóm đầu ngân hàng thương mại cổ phần về lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Hơn cả, TPBank đã định vị là một ngân hàng công nghệ tiên phong với dấu ấn lớn nhất là hệ thống mô hình LiveBank – ngân hàng số không cần nhân viên đầu tiên ở Việt Nam.
Lãnh đạo TPBank chia sẻ, chuyển đổi số là hướng đi đúng để một ngân hàng có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh trong bối cảnh công nghệ đang chi phối tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế và chi phối cả thói quen người tiêu dùng. Số hoá là con đường nhanh nhất và cũng là cứu cánh cho các ngân hàng trong thời điểm đầy thách thức này.
Các ngân hàng cần phải có một chiến lược ngân hàng số bài bản, căn cơ với quyết tâm thực thi “máu lửa”, coi chuyển đổi số là mục tiêu sống còn. Tuy vậy, khi bắt tay vào triển khai, các dịch vụ ngân hàng số phải được phân tích, đánh giá kỹ lưỡng trước khi áp dụng. Có những ứng dụng có thể áp dụng ngay nhưng cũng có những ứng dụng phát triển phải kéo dài hàng năm, phải kiên trì theo đuổi và thực hiện cho bằng được những dịch vụ của ngân hàng số nào mang tính cốt lõi và toàn diện.
Hiện nay, có một thực tế là các ngân hàng đang chạy đua nâng cấp dịch vụ, phát triển các ứng dụng hơn là đầu tư lớn cho nền tảng dữ liệu, công nghệ… Theo các chuyên gia chuyển đổi số, các ngân hàng cần cân nhắc chiến lược chuyển đổi số toàn diện. Ngân hàng cần đầu tư chuyển đổi cả hệ thống lõi lẫn nền tảng dữ liệu lớn với các công nghệ phân tích, trí tuệ nhân tạo, từ đó tạo ra sự khác biệt về cả trải nghiệm khách hàng lẫn sản phẩm dịch vụ.
Ông Phạm Quang Minh, Tổng giám đốc Mambu Việt Nam, cho rằng: “Việc triển khai không đồng bộ sẽ dẫn tới chuyển đổi số thất bại hoặc chi phí tăng cao. Việc đầu tư trọng tâm vào các kênh số chỉ cải thiện một số chỉ tiêu nhưng sẽ không đạt được các mục tiêu lớn của chuyển đổi số”.
Ông Minh nhấn mạnh, chuyển đổi số là vấn đề chiến lược, không đơn thuần là một sáng kiến hay dự án. Chiến lược số đồng nghĩa là chiến lược kinh doanh, cần được phát triển dựa trên năng lực và thế mạnh sẵn có, triển khai xuyên suốt với mức độ ưu tiên cao đồng nhất và được kiểm soát bởi KPI với những mục tiêu rõ ràng cho cả ngắn hạn lẫn dài hạn.
Trao đổi mới đây, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, nhấn mạnh chuyển đổi số ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng, mục tiêu quan trọng nhất là làm sao cho khách hàng sử dụng dịch vụ của mình an toàn hiệu quả và tiện dụng nhất. Bởi vậy, đối với mỗi ngân hàng, điều đầu tiên là chuyển đổi nhận thức tới toàn thể lãnh đạo, nhân viên trong hệ thống, xác định lấy khách hàng là trọng tâm. Và muốn lấy khách hàng là trọng tâm thì trong quá trình chuyển đổi số, đảm bảo an toàn cho khách hàng là điều đầu tiên.
Ông Lê Anh Dũng, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, cho rằng chuyển đổi số là cuộc cách mạng về thể chế hơn là cuộc cách mạng về công nghệ. Phân tích ra, ta có thể thấy số chỉ là công cụ, đòn bẩy, còn chuyển đổi là thay đổi rất lớn, từ tư duy, nhận thức đến văn hóa, khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường và người dùng.
Theo ông Dũng, Ngân hàng Nhà nước xác định cải cách chính sách và quy định là một trong những trụ cột chuyển đổi số của ngành ngân hàng. Một dẫn chứng là Thông tư 16 quy định về mở tài khoản trực tuyến theo cách thức phi truyền thống. Nếu trước đây, khách hàng phải đến chi nhánh ngân hàng, trực tiếp xuất trình các giấy tờ thì này với cách thức mới, chỉ sử dụng các ứng dụng ngân hàng, tải về trên điện thoại di động kết hợp với công nghệ như: nhận diện sinh trắc học, đối chiếu giữa đặc điểm sinh trắc học với các giấy tờ tùy thân như căn cước công dân để cho phép khách hàng mở tài khoản thuận tiện. Điều này đã phát huy tối đa trong giai đoạn đại dịch Covid-19.
Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước là đơn vị đầu tiên có nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Đây được coi là đổi mới về mặt thể chế, quy định để tạo thuận lợi cho chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.
Để thúc đẩy chuyển đổi số, thách thức lớn nhất theo ông Phạm Xuân Hòe – nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, là câu chuyện về hành lang pháp lý còn thiếu và không đồng bộ. Ví dụ như Luật Giao dịch điện tử chưa kịp sửa; Luật Kế toán cũng đã có những câu chuyện mắc cho số hóa ngành ngân hàng, đơn giản chỉ là dấu chấm hay dấu phẩy trong quá trình số hóa của ngành cũng đã khó khăn rồi; câu chuyện chữ ký số hay yêu cầu chia sẻ dữ liệu dân cư thế nào để các tổ chức tín dụng có thể dùng eKYC xác thực khách hàng.
Ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết gần như trên 90% các dịch vụ thanh toán liên quan tiền gửi đều có thể triển khai chuyển đổi số. Còn lại cho vay và các dịch vụ khác liên quan đến các bộ ngành thì chưa thể triển khai được. Ví dụ, Luật Giao dịch điện tử có từ năm 2005, cách đây 17 năm, đến nay các quy định về cho vay sẽ không thể sửa đổi được nếu Luật Giao dịch điện tử chưa được sửa đổi bổ sung.
Điều đó để thấy khó khăn của ngân hàng trong việc triển khai chuyển đổi số, dù đã có những bước đi vượt qua khó khăn để đáp ứng được yêu cầu vừa đưa vào thực tế ứng dụng được, vừa triển khai theo đúng quy định của pháp luật nhưng để dài hạn, việc đổi mới phải trên cơ sở pháp luật quy định phù hợp đồng thời mạnh dạn đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của mình một cách hiệu quả, an toàn để đột phá.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.