Được tặng 15 tỷ, nhận diện hệ sinh thái Phúc Sinh của 'Vua tiêu' Phan Minh Thông

Tiểu Vy - 07/10/2024 14:45 (GMT+7)

(VNF) - “Vua tiêu” Phúc sinh được biết đến là doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hồ tiêu và cũng là tên tuổi xuất khẩu cà phê lớn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đang sở hữu hệ sinh thái “khủng” và chuỗi hệ thống K Coffee ở trong nước

Được tài trợ không hoàn lại hơn nửa triệu Euro

Mới đây, Tập đoàn Phúc Sinh của “Vua tiêu” Phan Minh Thông đã nhận gói tài trợ gần 575.000euro (hơn 15 tỷ đồng) từ Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD), trong đó, tiền mặt chiếm khoảng 75% (hơn 431.000 EUR), còn lại là sự hỗ trợ kỹ thuật để triển khai các dự án.

Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam được nhận vốn không hoàn lại từ quỹ DFCD. Gói tài trợ sẽ giúp Phúc Sinh mở rộng các dự án phát triển bền vững, bao gồm chống phá rừng và sáng kiến liên quan đến ESG (môi trường, xã hội - quản trị, truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ nông dân).

Ông Phan Minh Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group và ông Albert Bokkestijn - Quản lý Dự án SNV-DFCD (Hà Lan) tại lễ công bố khoản tài trợ không hoàn lại từ Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD).

Nhắc đến cái tên “Vua tiêu” Phan Minh Thông, người ta sẽ nghĩ ngay đến vị Chủ tịch Công ty cổ phần Phúc Sinh là doanh nghiệp dẫn đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hồ tiêu và cũng là tên tuổi xuất khẩu cà phê lớn.

Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Phúc Sinh (tiền thân là Công ty TNHH Quốc tế Phúc Sinh) được thành lập vào ngày 31/5/2010 có địa chỉ tại số 384 Hoàng Diệu, phường 06, quận 4, TP. HCM.

Tại thời điểm năm 2012, Phúc Sinh đã tăng vốn điều lệ từ 35,8 tỷ đồng lên 45 tỷ đồng. Lúc này, cơ cấu cố đông gồm: ông Nguyễn Trọng Phúc góp 4,5 tỷ đồng (tương ứng 10%); bà Phạm Thị Tuyết Nhung góp 8 tỷ đồng (tương ứng 20%); ông Phan Minh Thông góp 31,5 tỷ đồng (tương ứng 70%).

Đến năm 2018, Phúc Sinh tiếp tục tăng vốn lên 369 tỷ đồng, tăng gấp 8 lần so với thời điểm năm 2012 và cơ cấu cổ đông vẫn được giữ nguyên.

Hiện tại, ông Phan Minh Thông đang có hệ sinh thái vô cùng đa dạng với loạt công ty thành viên như: Công ty cổ phần Gia vị Việt Nam; Công ty cổ phần Phúc Sinh Đắk Lắk; Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La; Công ty cổ phần Cà Phê Phúc Sinh; Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Phúc Sinh.

Hệ sinh thái ‘khủng’ của ông Phan Minh Thông

Về Công ty cổ phần Gia vị Việt Nam (tiền thân Công ty TNHH Gia vị Việt Nam) được thành lập vào ngày 7/2/2007, địa chỉ tại Khu phố 5, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Ngành nghề kinh doanh chính là chế biến rau củ quả.

Tại thời điểm năm 2015, Gia vị Việt Nam có vốn điều lệ 15,8 tỷ đồng, cổ đông gồm: Phan Minh Thông góp 1,8 tỷ đồng (tương ứng 49,50%); Tang Yiu Hing - Trung Quốc góp 7,1 tỷ đồng (tương ứng 45 %), Phạm thị Tuyết Nhung góp 896 triệu đồng (tương ứng 5,5%).

Sau đó 1 năm, tỷ lệ sỡ hữu có sự thay đổi, khi cổ phần của ông Phan Minh Thông giảm xuống nắm 2% vốn ; bà Phạm thị Tuyết Nhung giảm xuống nắm 1% vốn. Đến năm 2019, Gia vị Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 20 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông vẫn được giữ nguyên. Người đại diện pháp luật là bà Phạm thị Tuyết Nhung.

Về Công ty cổ phần Phúc Sinh Đắk Lắk (tiền thân Công ty TNHH Phúc Sinh Đắk Lắk) thành lập 6/5/2014, đại chỉ tại thôn 9, xã Cư Bao, thị xã Buồn Hồ, Tỉnh Đắk Lắk. Ngành nghề kinh doanh chính bán buôn nông, lâm sản và động vật. Doanh nghiệp có vốn điều lệ ban đầu 6 tỷ đồng, cổ đông gồm: Phan Minh Thông góp 4,8 tỷ đồng (tương ứng với 80%); Phạm Thị Tuyết Nhung góp 1,2 tỷ đồng (tương ứng 20%).

Năm 2016, Phúc Sinh Đắk Lắk tăng vốn điều lệ lên 9,5 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông lúc này xuất hiện một cổ đông là mới là Công ty cổ phần Phúc Sinh góp 8,5 tỷ đồng (tương ứng 90%); hai cổ đông còn lại là ông Phan Minh Thông góp 760 triệu đồng (tương ứng 8%) và bà Phạm Thị Tuyết Nhung góp 190 triệu đồng (tương ứng 2%). Người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc tiếp tục là Phạm Thị Tuyết Nhung.

Ngoài ra, Phúc Sinh Đắk Lắk còn được biết đến là chủ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất tiêu và cà phê công suất 10 tấn tiêu xanh/tháng, 75 tấn cà phê nhân/tháng, 20 tấn tiêu lép/tháng.

Về Công ty cổ phần Cà phê Phúc Sinh (tiền thân Công ty TNHH Cà phê Phúc Sinh) thành lập vào 8/2/2010 có địa chỉ tại Khu phố 5, thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Tại thời điểm 2014, Cà phê Phúc Sinh tăng vốn điều lệ từ 14,2 tỷ đồng lên 21 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Phan Minh Thông góp 11,4 tỷ đồng (tương ứng 80%); Phạm thị Tuyết Nhung góp 2,8 tỷ đồng (tương ứng 20%).

Đến năm 2015, cơ cấu cổ đông của Cà phê Phúc Sinh có sự thay đổi khi xuất hiện Công ty cổ phần Phúc Sinh nắm 90% vốn; hai cổ đông còn lại là ông Phan Minh Thông giảm xuống 8% và bà Phạm Thị Tuyết Nhung năm 2% vốn.

Về Công ty cổ phần hàng Tiêu dùng Phúc Sinh thành lập vào 11/1/2017 có địa chỉ tại 240 Vỗ Văn Kiệt, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP. HCM. Doanh nghiệp có vốn điều lệ ban đầu 10 tỷ đồng, cổ đông sáng lập gồm: Kiều Kim Khánh góp 1 triệu đồng (tương ưng 0,01%); Phạm Thị Tuyết Nhung góp 1,99 tỷ đồng (tương ứng 19,99%); Phan Minh Thông góp 8 tỷ đồng (tương ứng 80%). Thời điểm này, Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật là Kiều Kim Khánh.

Năm 2017, Tiêu dùng Phúc Sinh tăng vốn điều lệ lên 16 tỷ đồng và cũng trong năm này người đại diện pháp luật được chuyển sang cho Phạm Thị Tuyết Nhung.

Hệ thống K Coffee - quản lý bởi công ty thành viên Công ty cổ phần Hàng Tiêu dùng Phúc Sinh

Năm 2024, Tiêu dùng Phúc Sinh đã tăng vốn lên 46,8 tỷ đồng, tăng gần 5 lần so với thời điểm mới thành lập, thời điểm này cơ cấu cổ đông chỉ còn 2 cổ đông là ông Phan Minh Thông và Phạm Thị Tuyết Nhung.

Về Công ty cổ phần Phúc Sinh Sơn La (tiền thân là Công ty cổ phần cà phê Phúc Sinh Sơn) được thành lập vào 16/6/2017, địa chỉ tại Bản Mạt, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Hoà Bình. Doanh nghiệp có vốn điều lệ ban đầu 50 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: Công ty cổ phần Phúc Sinh góp 30 tỷ đồng (tương ứng 60%); Vũ Viết Thắng góp 10 tỷ đồng (tương ứng 20%); Phan Minh Thông góp 7,5 tỷ đồng (tương ứng 15%); Phạm Thị Tuyết Nhưng góp 2,5 tỷ đồng (tương ứng 5%).

Năm 2018, Phúc Sinh Sơn La tăng vốn điều lệ lên 81 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông đươc giữ nguyên. Người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc là ông Vũ Viết Thắng.

Ngoài ra, Phúc Sinh Sơn La nắm Nhà máy cùng tên có tổng quy mô 45ha, giai đoạn I với vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng (hoạt động từ tháng 11/2018), năng suất 20.000 tấn cà phê tươi/năm, phục vụ cho thị trường xuất khẩu, tiêu dùng Việt Nam.

Liên quan đến cà phê, vị doanh nhân họ Phan còn có tham vọng mở rộng sức ảnh hưởng trong nước với hệ thống K Coffee - quản lý bởi công ty thành viên Công ty cổ phần Hàng Tiêu dùng Phúc Sinh. Hiện tại, hệ thống K Coffee có 6 chi nhánh gồm: K Coffee Võ Văn Kiệt, K Coffee Hải Phòng, K Coffee Nguyễn Thái Bình, K Coffee Phú Mỹ Hưng, K Coffee Phan Xích Long, K Coffee Hai Bà Trưng.

Ngoài ra, Phúc Sinh cũng tích cực tìm kiếm các đối tác chiến lược làm đại lý, nhà phân phối, hợp tác nhượng quyền thương hiệu

Kết thúc năm 2023 vừa qua, Phúc Sinh Group tiếp tục giữ vững ngôi vị dẫn đầu về xuất khẩu gia vị của cả nước (Phúc Sinh đã dẫn đầu kể từ năm 2007) với mức tăng trưởng chung 18% so với năm 2022.

Cùng chuyên mục
Hãng vàng từ chối mua, dân ôm vàng 'đứt ruột' giữa cơn bão giá

Hãng vàng từ chối mua, dân ôm vàng 'đứt ruột' giữa cơn bão giá

(VNF) - Giữa lúc giá vàng tăng nóng, nhiều hãng vàng từ chối mua vàng miếng và vàng nhẫn SJC do thương hiệu khác bán ra khiến người dân rơi vào cảnh khó mua, khó bán.

 Hà Nội ra quy định mới, quyết 'triệt tiêu' nhà siêu mỏng, siêu nhỏ

Hà Nội ra quy định mới, quyết 'triệt tiêu' nhà siêu mỏng, siêu nhỏ

(VNF) - Từ ngày 7/10, Hà Nội quy định, thửa đất sau thu hồi có diện tích dưới 15m2, mặt tiền hoặc chiều sâu so với chỉ giới xây dựng là 3m sẽ không được tồn tại.

TP.HCM: Siêu cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD khởi công vào 2025

TP.HCM: Siêu cảng Cần Giờ 5,5 tỷ USD khởi công vào 2025

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trợ lực nào khơi thông dòng tiền 1 triệu tỷ đồng?

Trợ lực nào khơi thông dòng tiền 1 triệu tỷ đồng?

(VNF) - Tăng trưởng tín dụng những tháng gần đây đã khởi sắc nhưng vẫn còn cách xa mục tiêu đề ra. Trong 3 tháng cuối năm, cần nhiều trợ lực để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đưa vốn vào nền kinh tế.

Người Việt đi tàu cao tốc 'xé gió' 350km/h: Tàu êm ái, ga lớn như sân bay

Người Việt đi tàu cao tốc "xé gió" 350km/h: Tàu êm ái, ga lớn như sân bay

Đúng giờ, sạch sẽ, êm ái và nhanh chóng là cảm nhận chung của nhiều người Việt Nam từng trải nghiệm tàu cao tốc 350km/h ở một số quốc gia trên thế giới.

Chuyện lạ: DN có 3 nhân viên, sếp đồng loạt từ chức, cổ phiếu tăng giá gấp 8 lần

Chuyện lạ: DN có 3 nhân viên, sếp đồng loạt từ chức, cổ phiếu tăng giá gấp 8 lần

(VNF) - Dù làm ăn thua lỗ, dàn lãnh đạo đồng loạt xin từ nhiệm, chỉ có 3 nhân viên nhưng cổ phiếu của công ty này vẫn tăng tới 8 lần từ đầu năm.

Không ai muốn đứng thứ 2, các Big Tech lao vào cuộc đua AI tổng quát

Không ai muốn đứng thứ 2, các Big Tech lao vào cuộc đua AI tổng quát

(VNF) - Các khoản đầu tư lớn vào AI của các tập đoàn công nghệ lớn được thúc đẩy bởi thực tế là "không ai muốn đứng thứ hai" trong việc đạt được trí tuệ nhân tạo tổng quát (AGI).

Thị phần môi giới chứng khoán tiếp tục duy trì 'thế chân vạc'

Thị phần môi giới chứng khoán tiếp tục duy trì 'thế chân vạc'

(VNF) - Thị phần môi giới cổ phiếu trên sàn HoSE duy trì "thế chân vạc" trong 4 quý liên tiếp.

Yên Bái: Điểm sáng trên bản đồ bất động sản phía Bắc

Yên Bái: Điểm sáng trên bản đồ bất động sản phía Bắc

(VNF) - Vài năm trở lại đây, Yên Bái nổi lên là điểm sáng tiềm năng trên bản đồ bất động sản khu vực phía Bắc. Với hạ tầng giao thông phát triển, dư địa tăng trưởng mạnh mẽ, bất động sản Yên Bái đang thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư.