Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Báo cáo của Bộ giao thông vận tải (GTVT) cho biết, dự án được khởi công từ năm 2013, dự kiến hoàn thành năm 2020. Tuy nhiên, hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), đền bù, hỗ trợ tái định cư và giải ngân vốn rất chậm so với kế hoạch.
"Dự án xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi nằm trong giai đoạn I của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi). Dự án này bị ảnh hưởng và chậm triển khai từ vụ việc của Tư vấn Nhật Bản JTC năm 2014. Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và hiện nay giai đoạn I của dự án đã được điều chỉnh tiến độ (thực hiện từ năm 2017 - kết thúc năm 2024)", Bộ GTVT thông tin.
Cũng theo Bộ GTVT, thực hiện Luật Đầu tư công, đến nay Bộ GTVT đã hoàn thiện hồ sơ dự án, hiện dự án đã GPMB được 99ha/158,7 ha, giải ngân được hơn 800 tỷ cho công tác GPMB.
Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt phối hợp chặt chẽ với địa phương tiếp tục thực hiện công tác GPMB đồng thời bảo vệ phần diện tích đã được giải phóng, tránh tình trạng tái lấn chiếm gây khó khăn khi dự án được triển khai.
Hiện Ban Quản lý dự án Đường sắt đã có Tờ trình số 111/TTr-BQLDAĐS ngày 21/1/2019, đề nghị phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án giai đoạn I. Dự kiến thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu 2 gói thầu nêu trên từ quý II/2019 và dự kiến hoàn thành năm 2026. Đối với dự án giai đoạn IIA, Bộ GTVT đang chuẩn bị các thủ tục để điều chỉnh dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Sơ đồ tuyến đường sắt đô thị số 1 trong tổng thể quy hoạch Hà Nội
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của VietnamFinance, quá trình thực hiện dự án này diễn ra khá chậm. Cụ thể, toàn tuyến tuyến số 1, có chiều dài 28,7km, quy mô khổ lồng 1m và 1,435m (dùng đầu máy điện cho đường sắt đô thị và tương lai cho đường sắt quốc gia), nhưng đang chia là 3 giai đoạn. Hiện giai đoạn I đang chậm và dự kiến về đích muộn 4 năm (so với dự kiến ban đầu là năm 2020)
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: Đối với giai đoạn IIA của tuyến đường sắt số 1, lại điều chỉnh mục tiêu xây dựng đoạn tuyến Ngọc Hồi - ga Giáp Bát và ga Giáp Bát - ga Hà Nội. Trên cơ sở phương án phân kỳ đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường sắt, tư vấn nghiên cứu điều chỉnh dự án (trong đó có nghiên cứu phương án đường sắt tốc độ cao đi chung cơ sở hạ tầng). Theo dự kiến của tư vấn, tổng mức đầu tư của dự án giai đoạn IIA khoảng 30.427 tỷ đồng".
"Đối với đoạn tuyến còn lại (từ ga Hà Nội đến ga Gia Lâm và kéo dài đến ga Yên Viên, trong đó có cầu đường sắt vượt sông Hồng) sẽ được phân kỳ triển khai vào các giai đoạn sau của dự án (giai đoạn IIB). Sơ bộ rà soát cho thấy, vốn để thực hiện đoạn tuyến còn lại khoảng 32.064 tỷ đồng", ông Đông cho biết.
“Như vậy, tổng mức đầu tư các dự án toàn tuyến metro số 1 đã lên tới khoảng 81.537 tỷ đồng, việc tìm đủ nguồn lực đầu tư dự án thực sự là bài toán khó”, lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận.
Cũng theo tìm hiểu của VietnamFinance, theo kế hoạch của Chính phủ vào năm 2002, tuyến Metro số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi có chiều dài 28,7 km. Tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu là 9.197 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến năm 2018, mức đầu tư cho toàn bộ dự án đã được điều chỉnh tăng lên thành 44.000 tỷ đồng, đến thời điểm này là 81.537 tỷ đồng (đây là dự án đội vốn gấp 9 lần so với ban đầu).
Được biết, tuyến Metro số 1 do Ban Quản lý Dự án Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) làm Chủ đầu tư.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.