Elon Musk thất bại, Trung Quốc vẫn nuôi tham vọng về đoàn tàu 1.000km/h

Khánh Tú - 30/12/2023 00:24 (GMT+7)

(VNF) - Bloomberg mới đây đưa tin, startup Hyperloop One (hay còn gọi là Virgin Hyperloop) đang rao bán tài sản, sa thải nhân viên còn lại để chuẩn bị đóng cửa. Như vậy, giấc mơ vận chuyển tốc độ cao của con người vẫn chưa thể trở thành hiện thực ở thời điểm hiện tại.

Phương thức vận tải với tốc độ âm thanh

Hyperloop là ý tưởng về phương thức vận tải tương lai được tỷ phú Elon Musk công bố vào năm 2013. Theo Elon Musk, hyperloop là các toa tàu hình viên nang bằng nhôm chứa đầy hành khách hoặc hàng hóa, di chuyển qua một ống với tốc độ lên tới hơn 1.200 km/h – tốc độ gần bằng vận tốc siêu thanh.

Hyperloop được Elon Musk gọi là phương thức vận tải thứ năm và có thể giúp di chuyển từ Los Angeles đến San Francisco chỉ trong 30 phút, thay vì một tiếng rưỡi bay.

Ý tưởng của Elon Musk khi đó đã thu hút sự chú ý của một nhóm các doanh nhân có tầm nhìn lớn và tham vọng về việc tạo ra một hệ thống giao thông của tương lai, di chuyển với tốc độ gần bằng âm thanh.

Hyperloop được Elon Musk gọi là phương thức vận tải thứ năm.

Với các đặc điểm bao gồm mức độ an ninh cao, mức tiêu thụ năng lượng thấp, mức độ tiếng ồn và ô nhiễm thấp, hyperloop có thể di chuyển nhanh hơn 10 lần so với tàu cao tốc truyền thống và nhanh hơn 5 lần so với máy bay chở khách thương mại.

Thế nhưng, sau 10 năm cùng hàng trăm triệu USD đổ vào, hơn 12 startup đã cùng nỗ lực nghiên cứu và phát triển nhưng đến nay, vẫn chưa ai thành công. 

Hyperloop One, trước đây có tên Virgin Hyperloop, là một trong những công ty khởi nghiệp đầu tiên và lớn nhất trong lĩnh vực này. Hyperloop One được thành lập vào năm 2014 và được công ty của tỷ phú Richard Branson mua lại vào năm 2016.

Ban đầu, Hyperloop One đã thành công thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm khi huy động được khoảng 450 triệu USD. Trong quá trình phát triển, Hyperloop One đã đạt được một số bước tiến quan trọng như xây dựng đường chạy thử tại bang Nevada (Mỹ).

Năm 2020, Hyperloop One cũng đã tiến hành thử nghiệm viên nang chở người đầu tiên. Tuy nhiên, viên nang này chỉ đạt tốc độ hơn 160 km/h, chậm gấp 7 lần so với mục tiêu đề ra ban đầu.

Đến năm ngoái, startup này buộc phải cắt giảm 1 nửa nhân sự và chuyển sang dịch vụ vận chuyển hàng hoá trước khi đi đến cái kết buồn của hôm nay.

Mô hình hyperloop trưng bày tại khoa hàng không vũ trụ của Đại học Kỹ thuật TU ở Munich.

Không riêng Hyperloop One, loạt startup liên quan đến công nghệ này cũng điêu đứng. Một trong những công ty đứng đầu lĩnh vực này là Hyperloop Transportation Technologies, cũng đã tạm dừng thực hiện đợt IPO sau nhiều dự án bị đình trệ hoặc bị bỏ dở.

Ngay cả Boring Co. của tỷ phú Elon Musk cũng mới chỉ dừng lại ở đường hầm 27 km dưới một trung tâm hội nghị ở Las Vegas. Nhân viên của công ty thậm chí còn sử dụng nơi từng là đường hầm thử nghiệm hyperloop này làm bãi đậu xe.

Năm 2018, một startup hyperloop khác có trụ sở tại Los Angeles là Arrivo đóng cửa chỉ sau chưa đầy 2 năm thành lập. Trước đó, công ty vận tải chân không Swissmetro SA cũng đã bị bán lại vào năm 2009.

Theo The Verge, thách thức lớn nhất của công nghệ hyperloop là kỹ thuật và tài chính. Đến tận bây giờ, vẫn chưa có hyperloop nào có quy mô đầy đủ tồn tại ở bất kỳ đâu trên thế giới. Ngay cả Rob Miller, CEO của HyperloopTT, cũng thừa nhận việc xây dựng một hình thức vận chuyển mới là một thách thức lớn.

Hyperloop cũng được gọi là "tầm nhìn không tưởng" không thể đạt được về mặt tài chính. Theo dữ liệu của PitchBook, số tiền cần tài trợ cho các startup lĩnh vực vận tải đã giảm 1 nửa so với 2 năm trước đó, xuống chỉ còn 500 triệu USD trong quý trước. Việc mất đi nguồn tài trợ khiến các startup hyperloop gặp khó khăn khi triển khai các dự án cần tới hàng trăm triệu USD để phát triển.

Tham vọng của Trung Quốc

Trong khi loạt startup về công nghệ hyperloop liên tục “gãy đổ” thì Trung Quốc vẫn đang nỗ lực phát triển hệ thống hyperloop của mình. Theo SCMP, quốc gia châu Á này dự kiến sẽ đưa hệ thống hyperloop vào hoạt động kể từ năm 2035.

Trung Quốc có khả năng xây dựng tuyến tàu siêu tốc đầu tiên giữa Thượng Hải và Hàng Châu với đường hầm chân không dài 150 km, cho phép tàu di chuyển với tốc độ lên tới 1.000 km/h.

Trung Quốc có khả năng xây dựng tuyến tuyến tàu siêu tốc đầu tiên giữa Thượng Hải và Hàng Châu.

Trung Quốc đã thực hiện ý tưởng này một cách nghiêm túc bởi hyperloop có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc trong công cuộc cách mạng hóa giao thông và tạo ra phương thức di chuyển người và hàng hóa nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Tháng 4/2023, Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và các cơ quan quản lý đường sắt đã tiến hành đánh giá toàn diện về các địa điểm xây dựng tiềm năng cho hệ thống đường ống siêu cao tốc hyperloop.

Theo báo cáo của các nhà khoa học, xét tính khả thi về mặt kỹ thuật, tác động xã hội, nguồn tài trợ sẵn có cũng như sự tích hợp với cơ sở hạ tầng giao thông hiện có, tuyến Hàng Châu - Thượng Hải sẽ khả thi và có lợi nhất để Trung Quốc theo đuổi giấc mơ hyperloop của mình.

Trên thực tế, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, giống như các startup về công nghệ hyperloop khác.

Mô hình hệ thống vận tải sử dụng tàu đệm từ tốc độ cao trong đường ống chân không tại Trung Quốc.

Việc phát triển công nghệ cần thiết cho hệ thống hyperloop vẫn đang ở giai đoạn đầu và chưa được triển khai trên quy mô lớn. Trong khi đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho hệ thống hyperloop, bao gồm các ống áp suất thấp và các trạm chuyên dụng, sẽ đòi hỏi sự đầu tư và chuyên môn đáng kể. Độ an toàn cũng sẽ là mối quan tâm lớn cần được giải quyết thông qua thử nghiệm và phát triển nghiêm ngặt.

Những thách thức về pháp lý và quy định cũng đang đợi Trung Quốc ở phía trước khi hiện tại không có quy định nào cho hoạt động của hệ thống hyperloop.

Tuy vậy, một số chuyên gia kỹ thuật tin rằng kinh nghiệm xây dựng đường sắt cao tốc có thể được Trung Quốc tận dụng để tăng tốc độ xây dựng hyperloop.

Trong 15 năm qua, Trung Quốc đã có bước tiến vượt bậc trong việc xây dựng đường sắt cao tốc. Không chỉ về chuyên môn kỹ thuật và các trang thiết bị tiên tiến, kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng đường sắt cao tốc cũng hứa hẹn sẽ mang lại những bài học quý giá về quản lý dự án, hậu cần và an toàn có thể được áp dụng trong các dự án hyperloop tương lai.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

Vì sao nhà đầu tư PPP giao thông thường ‘gánh’ nợ ngân hàng?

(VNF) - Hiện nay nhiều doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông theo phương thức PPP đang vay nợ dài hạn với số dư nợ lớn dẫn đến nhiều thông tin suy diễn sai bản chất khi cho rằng các doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ, nợ vượt tài sản, khả năng trả nợ yếu, nguy cơ phá sản cao….

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

115.000 tỷ đồng trái phiếu BĐS đáo hạn năm 2024, tiền đâu trả nợ?

(VNF) - Năm 2024, ước tính sẽ có khoảng 279.219 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong đó phần lớn là trái phiếu Bất động sản với 115.663 tỷ đồng, tương đương 41.4%.

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

Giá vàng chính thức chạm mốc 86 triệu/lượng, đắt đỏ chưa từng có

(VNF) - Giá vàng SJC chính thức lên 86 triệu đồng/lượng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, giá vàng nhẫn lại không có nhiều biến động.

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

Hệ thống 'cây xăng thế hệ mới', đi xe điện không lo sạc pin

(VNF) - Để tăng sức cạnh tranh, nhiều thương hiệu xe điện trên thị trường tập trung nâng cao dung lượng pin, xây dựng trạm sạc. Trong khi đó một start-up xe điện Việt lại muốn xóa bỏ khái niệm về quãng đường ở xe điện.

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

Đem hầu hết tài sản đi đầu tư, BGI Group làm ăn thế nào trong quý I?

(VNF) - Công ty Cổ phần Tập đoàn BGI (BGI Group, HNX: VC7) ghi nhận khoản lãi sau thuế chỉ 2,5 tỷ đồng trong quý I/2024. Dù vậy, so với cùng kỳ, khoản lãi này đã tăng gấp 5,6 lần.

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

Imexpharm và cơ hội dẫn đầu ngành dược trong nước

(VNF) - Sau thời gian tập trung nguồn lực đầu tư cho công nghệ, cùng với hậu thuẫn từ chính sách ưu tiên sản phẩm dược trong nước, Imexpharm đang có cơ hội để tạo ra đột phá trong tăng trưởng.

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

Giảm trừ gia cảnh liệu đã đủ sống?

(VNF) - Nếu theo đúng kế hoạch, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi vào 2026 và có hiệu lực vào năm 2027, tức sau 10 năm kể từ thời điểm Bộ Tài chính đề xuất xây dựng dự thảo luật. Theo bà Vũ Thu Hà, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tư vấn thuế, Deloitte Việt Nam, việc chậm trễ trong sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân, từ đó tác động lên tăng trưởng của nền kinh tế.

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

Hy vọng rồi lại thất vọng, Phố Wall ‘nản chí’ với Fed

(VNF) - Phố Wall đã lùi dự đoán về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) từ tháng 3 đến tháng 6, sau đó đến tháng 9 và giờ đây các nhà đầu tư bắt đầu tự hỏi liệu có đợt cắt giảm nào hay không.

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

Tập đoàn Dầu khí muốn đầu tư 2,5 tỷ USD làm tổ hợp điện khí LNG tại Hà Tĩnh

(VNF) - Trong tổng số vốn 2,5 tỷ USD , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam muốn sử dụng 1,5 tỷ USD xây Nhà máy điện khí LNG và 1 tỷ USD xây dựng Trung tâm kho cảng LNG tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

Dệt may Nha Trang: Thoát thua lỗ, vẫn gánh nợ hơn 900 tỷ đồng

(VNF) - Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang cho thấy, đang có những khởi sắc khi lợi nhuận sau thuế đạt 8 tỷ đồng, trong khi đó năm 2023 lại lỗ đền 16 tỷ đồng. Đồng thời, lãi của doanh nghiệp này gần như đạt được kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024.