'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cuộc lùm xùm bắt đầu từ tuần trước, khi cơ quan giám sát truyền thông tiến bộ Media Matters phát hiện quảng cáo của họ trên X được chạy cùng nội dung ủng hộ Đức Quốc xã. Không chỉ vậy, chủ sở hữu X, tức ông Elon Musk, cũng bày tỏ sự hưởng ứng với một nội dung rằng cộng đồng Do Thái thúc đẩy “sự căm thù đối với người da trắng”.
IBM - tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới, sau đó đã khởi xướng trào lưu "quay lưng" với X khi tuyên bố đã đình chỉ quảng cáo trên nền tảng truyền thông xã hội này.
Cho tới cuối tuần, hàng loạt các thương hiệu truyền thông lớn bao gồm Disney, Paramount, Comcast, Lionsgate, NBCUniversal, Warner Bros, và Discovery - công ty mẹ của CNN cũng tuyên bố ngừng quảng cáo trên X, nhưng không nêu rõ lý do.
Apple cũng được cho là đã giảm chi tiêu quảng cáo cho X kể từ tuần trước, theo báo cáo từ nhiều hãng truyền thông.
Đến tuần này, Fox Sports, Ubisoft, Axios, TechCrunch và Truyền thông 11:11 của nữ minh tinh Paris Hilton đều chia sẻ đã tạm dừng chương trình chi tiêu quảng cáo cho X.
Sự rút lui liên tục của các nhà quảng cáo đánh dấu một cuộc khủng hoảng ngày càng sâu sắc đối với X, vốn đang gặp khó khăn trong việc thu hút các thương hiệu quay trở lại nền tảng sau khi ông Musk tiếp quản vào năm ngoái.
Không chỉ vậy, điều này xảy ra khi ngày càng có nhiều người dùng X chuyển sang các nền tảng tương tự từ các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, Nhà Trắng mới đây đã tham gia Threads, ứng dụng tương tự như X của đối thủ Meta.
Sau khi sự việc xảy ra và dần trở nên nghiêm trọng, X đã kêu gọi các đối tác quảng cáo của mình giúp bảo vệ “quyền tự do ngôn luận”.
Đầu tuần này, công ty đã đệ đơn kiện, cáo buộc Media Matters đã trình bày sai về khả năng quảng cáo chạy cùng với nội dung cực đoan trên trang web. Theo X, các tài khoản ủng hộ Đức Quốc xã mà Media Matters phản ánh là những tài khoản không đủ điều kiện để kiếm tiền, tức là không thể chạy quảng cáo trên X. Tuy nhiên, Media Matters tuyên bố sẽ chống lại vụ kiện của X và cho biết họ giữ vững quan điểm đưa tin của mình.
Giám đốc điều hành Linda Yaccarino cũng tiếp tục đề xuất các biện pháp kiểm soát an toàn thương hiệu mà công ty cho biết có thể giúp ngăn quảng cáo chạy bên cạnh nội dung phản cảm.
Mặc dù vậy, nền tảng truyền thông này không thể trấn an các nhà quảng cáo rằng nền tảng của họ an toàn.
Các tài khoản ủng hộ Đức Quốc xã được Media Matters xác định vẫn hoạt động trên trang web, cùng với các tài khoản cực hữu và theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng khác, mà một số tài khoản trong số đó đã được ông Musk khôi phục trên nền tảng sau khi tiếp quản.
Theo báo cáo của CNN, cho tới giữa tuần này, một số quảng cáo xuất phát từ các tài khoản theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và ủng hộ người da trắng vẫn đang được chạy trên X.
Theo tờ New York Times (NYT), cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hiện tại có thể khiến X mất tới 75 triệu USD doanh thu quảng cáo vào cuối năm nay.
NYT cho biết có hơn 200 đơn vị quảng cáo của các công ty như Airbnb, Amazon, Coca-Cola và Microsoft, nhiều công ty trong số đó đã tạm dừng hoặc đang xem xét tạm dừng quảng cáo trên mạng xã hội X.
Được biết, tính tới ngày 24/11, số nhà quảng cáo đã rời nền tảng có thể gây thiệt hại khoảng 11 triệu USD doanh thu cho X. Con số này có thể tăng lên nếu các nhà quảng cáo quay lại hoặc tăng chi tiêu, nhưng cũng có thể giảm đi nếu có nhiều khách quảng cáo rời đi.
Theo các nhóm dân quyền, các nhà quảng cáo đã "bỏ chạy" khỏi X kể từ khi ông Elon Musk mua lại Twitter vào tháng 10/2022 và giảm việc kiểm duyệt nội dung, dẫn đến những nội dung có tính phân biệt và căm thù trên trang này tăng mạnh dưới cái mác "tự do ngôn luận".
Reuters trước đó cũng đưa tin, doanh thu quảng cáo của nền tảng này tại Mỹ đã giảm ít nhất 55% so với cùng kỳ năm trước kể từ khi Musk tiếp quản.
Xem thêm >> Từng bỏ 44 tỷ USD mua Twitter, Elon Musk hiện định giá ở mức 19 tỷ USD
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.