EU thống nhất mức trần giá khí đốt lịch sử, Điện Kremlin nói 'không thể chấp nhận được'

Quỳnh Anh - 20/12/2022 07:56 (GMT+7)

(VNF) - Sau nhiều tháng tranh cãi với hàng loạt đề xuất dự thảo, các cuộc họp khẩn cấp và những tuyên bố gay gắt, Liên minh châu Âu hôm thứ Hai (19/12) đã thông qua mức trần giá lần đầu tiên trong lịch sử đối với mặt hàng khí đốt của Nga ở mức 180 EUR.

VNF
Liên minh châu Âu đã đạt được sự đồng thuận về mức trần giá khí đốt.

Người phát ngôn của Chủ tịch Séc tại EU, Dmitrij Černikov, cho biết các bộ trưởng năng lượng của EU đã đồng ý với mức trần giá khí đốt trong phiên họp Hội đồng Năng lượng cuối cùng của năm tại Brussels, được tổ chức ngày 19/12.

Cụ thể, giới hạn này được áp dụng cho Cơ sở chuyển nhượng quyền sở hữu Hà Lan (TTF), trung tâm kinh doanh khí đốt hàng đầu của châu Âu và các địa điểm tương tự khác. Giá quy định hàng ngày tại TTF có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hóa đơn mà các công ty và người tiêu dùng nhận được hàng tháng.

Mức trần khí đốt sẽ tự động được kích hoạt chỉ khi hai điều kiện chính được đáp ứng. Một là nếu giá TTF đạt hoặc vượt qua 180 EUR (191 USD) mỗi megawatt-giờ (MWh) trong ít nhất 3 ngày. Hai là nếu giá TTF cao hơn 35 EUR so với giá tham chiếu thị trường của khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong ít nhất 3 ngày giao dịch liên tiếp.

Mục tiêu của EU là ngăn chặn đợt tăng đột biến kỷ lục mà TTF đã trải qua trong mùa hè khi các chính phủ đổ xô bơm khí đốt vào các kho chứa dưới lòng đất của họ. Giá cả sau đó đã ổn định nhưng vẫn ở mức cao.

Sau khi được kích hoạt, mức trần sẽ hoạt động trong 20 ngày nhưng trong trường hợp giới hạn dẫn đến giảm nguồn cung cấp khí đốt, buộc phải phân phối, gây bất ổn tài chính, gây nguy hiểm cho các hợp đồng hiện có hoặc khuyến khích tiêu thụ điện, nó có thể bị đình chỉ hoàn toàn theo quyết định của Ủy ban Châu Âu (EC).

Mức giới hạn này sẽ chỉ áp dụng cho các hợp đồng kỳ hạn một tháng, kỳ hạn ba tháng và kỳ hạn một năm được thực hiện tại TTF, đại diện cho hơn 1/5 giao dịch của trung tâm nhưng có ảnh hưởng lớn đến tất cả các giao dịch khí đốt.

Biện pháp chưa từng có này nhằm mục đích kiềm chế giá năng lượng khi khối này "quay cuồng" với cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng hơn bao giờ hết kể từ khi Moscow ngừng cung cấp nhiên liệu hóa thạch cho EU.

Theo Reuters, giới hạn có thể được kích hoạt từ ngày 15/2/2023 và ban đầu sẽ không áp dụng cho các giao dịch mua bán tự do.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết thỏa thuận này “có nghĩa là chấm dứt việc thao túng thị trường” của Nga và gã khổng lồ năng lượng Gazprom.

Đáng chú ý, mức trần giá khí đốt là kết quả vượt ngoài mong đợi sau khi các quan chức EU đã dành nhiều tuần để tranh luận về một giá hợp lý, trung hoà giữa mức đề nghị dưới 160 EUR của Ba Lan và sự phản đối từ Berlin do lo ngại gây trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng.

Ba quan chức EU cho biết Đức, vốn hoài nghi về mức trần giá, đã bỏ phiếu ủng hộ thỏa thuận của Liên minh châu Âu về mức trần giá khí đốt vào ngày 19/12, mặc dù đã nêu lên những lo ngại về tác động của chính sách này đối với khả năng thu hút nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu.

Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất trần giá khí đốt sẽ được kích hoạt khi giá trên sàn giao dịch TTF đạt 275 EUR cho mỗi megawatt giờ (MWh) và cao hơn 58 EUR so với giá tham chiếu LNG cho hai tuần. Tuy nhiên, do vấp phải sự phản đối và khơi mào tranh luận giữa 27 quốc gia thành viên, Hội đồng EU đã đề xuất giảm mức trần xuống 220 EUR/MWh, nhưng vẫn không thể tìm được sự đồng thuận. 

Trong một diễn biến mới nhất liên quan tới vụ việc, Điện Kremlin đã lên tiếng đáp trả thông tin EU thông qua trần giá khí đốt. 

Theo đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các nhà báo hôm 19/12 rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm đặt trần giá khí đốt là “không thể chấp nhận được”, đồng thời cho biết thêm rằng Nga sẽ đưa ra phản ứng thích hợp đối với động thái như vậy. 

“Đây là hành vi vi phạm quy trình khám phá giá thị trường, vi phạm chính quy trình thị trường”, ông Peskov nói với các nhà báo, đồng thời cho biết thêm rằng “không thể chấp nhận bất kỳ tham chiếu nào đến mức trần”.

Ông lưu ý rằng Nga sẽ “cần thời gian để đánh giá cẩn thận tất cả những ưu và nhược điểm trong khi thực hiện các biện pháp phản ứng của mình”, đồng  thời cho biết thêm rằng phản ứng đối với giới hạn giá dầu đã “bị trì hoãn đôi chút” vì những lý do tương tự.

Xem thêm >> EU lại thất bại trong việc áp trần với giá khí đốt của Nga

Theo Euronews, Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

Thanh khoản dâng cao, tiền chảy đột biến vào cổ phiếu bảo hiểm

(VNF) - Đến cả nhóm ngành ảm đạm như bảo hiểm giờ cũng nhận dòng tiền đột biến, phần nào cho thấy “sóng tăng” hiện tại trên TTCK không tầm thường.

Thủ tướng: Phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

Thủ tướng: Phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu NHNN chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan điều hành lãi suất hài hòa, hợp lý, đồng bộ với điều hành tỷ giá và các công cụ chính sách tiền tệ khác; phấn đấu giảm 1-2% lãi suất cho vay.

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

(VNF) - Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây đã giáng cho Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nguồn tài chính của nước này và buộc Nga phải nhanh chóng chấm dứt chiến sự. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, chiến sự vẫn tiếp diễn và Điện Kremlin đang ca ngợi nền kinh tế vững mạnh của mình.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VEF) - Với 475/475 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021-2026.

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

(VNF) - Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cát Liên Hoa vừa cho biết đã nhận được quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng có thể châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt tại quốc gia Trung Đông này.

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

(VNF) - Khách hàng tham gia gói bảo hiểm Muôn sắc Yêu thương, có quyền lợi chi trả bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ làm bồi thường, bảo hiểm BSH đưa ra lý do từ chối chi trả: Bệnh này khách hàng đã biết trước, tính là bệnh có sẵn. Trong khi đó khách hàng khẳng định, chỉ khi đi khám ở Bệnh viện Việt Đức, mới phát hiện con bị bệnh.

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.