'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Những bình luận chỉ trích của ông Morawiecki được đưa ra khi các bộ trưởng năng lượng của EU một lần nữa thất bại trong việc thông qua đề xuất áp đặt mức trần với giá khí đốt.
"Một số quốc gia phải đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng đã hành xử theo cách rất, rất ích kỷ. Họ không nhìn vào cục diện lớn hơn", ông Morawiecki chia sẻ với Euronews tối 14/12, trước hội nghị thượng đỉnh EU cuối cùng của năm 2022.
"Giới hạn giá khí đốt nên được đặt ở đâu đó giữa mức kỳ vọng của chúng tôi và kỳ vọng của Đức, Hà Lan hay một số nước khác. Nhưng cách họ ngoan cố chặn đề xuất này khiến tôi khá lo lắng vì tôi tin còn lâu chúng ta mới tìm được một thỏa hiệp về mức trần khí đốt", Thủ tướng Ba Lan nói.
Ông Morawiecki kêu gọi các nhà lãnh đạo đồng nghiệp của mình vượt qua sự khác biệt chính trị của họ và đạt được một "mẫu số chung" để có thể ngăn chặn sự giá phá kỷ lục đã xảy ra trong mùa hè vừa qua.
“Chúng tôi mong muốn Ủy ban châu Âu dũng cảm hơn, quyết đoán hơn trong việc tìm ra mức giá khí đốt phù hợp. Tôi hy vọng giải pháp của châu Âu sẽ được đưa ra càng nhanh càng tốt, và sau đó giải pháp này có thể tạo thuận lợi cho nền kinh tế và tăng trưởng của châu Âu trong năm nay và những năm tiếp theo".
Trước đó, Ủy ban châu Âu (EC) ban đầu đề xuất mức trần 275 EUR/megawatt giờ (MWh) trên sàn giao dịch tiêu chuẩn của khí đốt châu Âu là TTF của Hà Lan, hoặc cao hơn 58 EUR so với giá tham chiếu LNG cho hai tuần. Nhưng do sự bất đồng giữa 27 quốc gia thành viên, giá trần sau đó được đề xuất hạ xuống 220 EUR, mà tới nay vẫn chưa thể đạt được một thỏa thuận đồng nhất.
Ba Lan là một trong những nước ủng hộ áp giá trần với khí đốt, cùng với Hy Lạp, Bỉ, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Malta. Tuy nhiên, các quốc gia này cho rằng giá trần chỉ nên ở mức 160 EUR và không chênh lệch với mức giá LNG của thế giới quá 20 EUR.
Trong khi đó, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Áo, Estonia và Luxembourg không đồng tình với biện pháp này vì lo ngại về an ninh nguồn cung có thể bị đe dọa.
Các cuộc thảo luận xung quanh mức trần khí gây chia rẽ sẽ tiếp tục vào tuần tới, khi các bộ trưởng năng lượng của EU dự kiến sẽ có thêm nhiều cuộc họp cho tới khi tìm được một mức trần phù hợp với lợi ích của cả 2 nhóm đối tượng trong khối.
Xem thêm >> EU lại thất bại trong việc áp trần với giá khí đốt của Nga
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.