'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Cộng hòa Czech, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, mới đây đề xuất nên hạ mức giá trần khí đốt xuống 220 euro/MWh thay vì 275 euro/MWh như dự kiến trước đây của Ủy ban châu Âu (EC).
Hồi tháng trước, EC đã đề xuất mức giá trần sẽ được áp dụng nếu giá khí đốt vượt quá 275 euro/MWh trong 2 tuần đối với giá khí đốt hợp đồng tương lai tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan.
Giá TTF, vốn là mức giá chuẩn của châu Âu, sẽ cần cao hơn 58 euro so với giá tham chiếu cho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong 10 ngày, để kích hoạt việc áp giá trần.
Được biết, đại diện 27 nước EU sẽ tiến hành cuộc thảo luận đầu tiên về đề xuất mới đối với giá trần khí đốt trong ngày 10/12.
EC thời gian qua đã đưa ra một loạt biện pháp trong nỗ lực kiểm soát giá khí đốt trong bối cảnh giá mặt hàng này biến động mạnh thời gian gần đây, có lúc lên tới 300 euro/MWh.
Một trong số đó là cho phép các tập đoàn năng lượng lớn của EU mua chung khí đốt để có giá rẻ hơn. Một đề xuất khác là trao cho EC quyền thiết lập hành lang giá khí đốt và can thiệp khi giá trở nên mất kiểm soát. Dù vậy, cho tới nay, các thành viên EU vẫn còn bất đồng về vấn đề áp trần giá khí đốt.
Ở động thái liên quan, ngày 9/12, Đại sứ của 6 nước gồm Đức, Hà Lan, Áo, Đan Mạch, Estonia và Luxembourg đã cùng gửi một bức thư lên Cộng hòa Czech bày tỏ hoài nghi về khả năng hạ thấp mức trần giá khí đốt Nga.
6 nước này cảnh báo sẽ không chấp nhận bất cứ nỗ lực nào nhằm hạ thấp hơn nữa mức giá trần mà khối sẽ áp với khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Họ muốn mức đề xuất hiện nay sẽ được phê chuẩn tại cuộc họp của Bộ trưởng Năng lượng EU ngày 13/12 tới, do lo ngại việc hạ thấp hơn nữa giá trần sẽ gây rối loạn thị trường năng lượng của châu Âu, khiến EU khó khăn hơn trong việc mua nhiên liệu nếu các nhà cung cấp khí đốt chuyển sang bán ở những nơi không bị áp giá trần.
Trong khi đó, Bỉ, Italia, Ba Lan và Hy Lạp là những quốc gia cho rằng việc áp giá trần là cần thiết để bảo vệ nền kinh tế khỏi hậu quả do chi phí khí đốt cao gây ra, họ thậm chí còn muốn một mức giá trần thấp hơn đề xuất của EC.
Mới đây, EU và nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) cũng đã quyết định áp trần giá dầu Nga ở mức 60 USD/thùng từ ngày 5/12. Mục đích của việc áp trần giá dầu Moscow là để chặn đứng nguồn thu từ dầu mỏ của Nga để chi cho chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này tại Ukraine.
Xem thêm >> Thổ Nhĩ Kỳ thuyết phục Nga giảm giá mạnh khí đốt
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.