Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
“Trong các cuộc đàm phán về giá trần với dầu nhập khẩu Nga, chúng tôi đã đấu tranh hết mình vì lợi ích của Hungary và cuối cùng chúng tôi đã thành công: Hungary được miễn trừ khỏi quy định áp trần giá dầu. Một lần nữa, chúng tôi đã thành công trong việc bảo vệ an ninh nguồn cung cấp năng lượng của đất nước chúng tôi”, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto viết trên trang Facebook chính thức ngày 4/12.
Nhận định về sáng kiến cứng rắn này từ phía EU, ông Szijjarto cho rằng "đã đến lúc Brussels nhận ra rằng các biện pháp như vậy làm tổn thương nền kinh tế châu Âu nhiều nhất".
Theo Ngoại trưởng Hungary, thay vì áp giá trần, sản lượng năng lượng nên được tăng lên để từ đó dẫn tới giảm giá toàn cầu.
Các quan chức của EU hiện chưa đưa ra bình luận liên quan tuyên bố của Hungary.
Trước đó, EU, G7 và Australia đã đưa ra thông báo giới hạn giá dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng hoặc thấp hơn ít nhất 5% so với giá thị trường. Họ sẽ từ chối xử lý dầu của Nga với mức giá trên 60 USD/thùng.
Trước sức ép từ phía phương Tây nhằm đánh vào doanh thu từ mặt hàng quan trọng hàng đầu, Nga đã nhiều lần khẳng định sẽ không cung cấp dầu cho các quốc gia tuân theo mức giá trần này.
Phó Thủ tướng Novak dự đoán rằng giá trần sẽ “làm mất ổn định” thị trường toàn cầu và lập luận rằng nó mâu thuẫn với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ông nói Nga đang “làm việc trên các cơ chế” để vượt qua biện pháp này, kể cả có phải thu hẹp sản xuất hay cắt giảm sản lượng.
Ở động thái liên quan, trong tuyên bố đưa ra hồi cuối tháng 10, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết nước này được miễn trừ áp đặt bất cứ mức giá trần khí đốt nào mà EU có thể thông qua trong tương lai nhằm đảm bảo an ninh nguồn cung khí đốt của Hungary.
Theo đó, bất kỳ kế hoạch nào của EU áp giá trần khí đốt trong tương lai sẽ không áp dụng với các thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn. Trong đó bao gồm thỏa thuận mà Hungary đã ký với tập đoàn Gazprom của Nga từ tháng 9/2021, kéo dài trong 15 năm.
Hungary là một trong những quốc gia EU phụ thuộc nhiều nhất vào năng lượng của Nga. Nước này đã chứng kiến chi phí nhập khẩu dầu và khí đốt tăng lên từ mức 4 tỷ USD vào năm 2019 lên khoảng 19 tỷ USD trong năm nay, theo dữ liệu của chính phủ Hungary.
Nước này đã nhiều lần tuyên bố không chấp nhận việc áp giá trần khí đốt Nga vì như vậy đồng nghĩa với việc Moscow sẽ dừng cung cấp khí đốt cho Hungary.
Thủ tướng Hungary cũng thường xuyên kêu gọi EU rút lại các lệnh trừng phạt đối với Nga vào cuối năm. Ông cho biết các biện pháp trừng phạt hiện nay đang gây ra các vấn đề kinh tế, bao gồm khủng hoảng năng lượng và lạm phát cho toàn bộ các nước châu Âu.
Xem thêm >> Gặp nhiều trở ngại, EU thừa nhận không thể tịch thu tài sản của Nga
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.