'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Các cơ quan xếp hạng đều hạ triển vọng của Trung Quốc
Fitch Ratings mới đây công bố việc điều chỉnh Triển vọng về Xếp hạng phát hành ngoại tệ dài hạn (IDR- trái phiếu chính phủ) của Trung Quốc từ mức "Ổn định" xuống "Tiêu cực".
Theo Fitch, việc sửa triển vọng IDR phản ánh rủi ro ngày càng tăng đối với triển vọng tài chính công của Trung Quốc khi nước này phải đối mặt với triển vọng kinh tế không chắc chắn trong bối cảnh chuyển đổi từ tăng trưởng dựa vào tài sản sang mô hình tăng trưởng bền vững hơn.
Mặc dù hạ xếp hạng IDR xuống triển vọng tiêu cực, cho thấy việc hạ cấp có thể xảy ra trong trung hạn, Fitch khẳng định xếp hạng trái phiếu chính phủ Trung Quốc vẫn được giữ ở mức A+.
Động thái mới của Fitch diễn ra sau một động thái tương tự của Moody’s vào tháng 12/2023 và diễn ra khi Bắc Kinh tăng cường nỗ lực thúc đẩy sự phục hồi hậu Covid ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới bằng sự hỗ trợ tài chính và tiền tệ.
S&P, cơ quan xếp hạng toàn cầu lớn khác, cũng xếp hạng Trung Quốc là A+, tương đương với xếp hạng A1 hiện tại của Moody.
Rủi ro tăng trưởng và nợ công tăng cao
Theo Fitch Ratings, thâm hụt tài chính rộng rãi và nợ chính phủ gia tăng trong những năm gần đây đã làm xói mòn các vùng đệm tài chính của Trung Quốc. Rủi ro nợ tiềm ẩn cũng có thể gia tăng do tăng trưởng danh nghĩa thấp hơn làm tăng thêm thách thức trong việc quản lý đòn bẩy cao trên toàn nền kinh tế.
Cơ quan xếp hạng dự kiến thâm hụt chung của chính phủ Trung Quốc - bao gồm cơ sở hạ tầng và hoạt động tài chính chính thức khác ngoài ngân sách chung - sẽ tăng lên 7,1% GDP vào năm 2024, từ mức 5,8% vào năm 2023.
Gary Ng, chuyên gia kinh tế cấp cao của Natixis Châu Á-Thái Bình Dương cho biết: “Bản điều chỉnh triển vọng của Fitch phản ánh tình hình thách thức hơn trong nền tài chính công của Trung Quốc liên quan đến nguy cơ tăng trưởng chậm lại và nợ nhiều hơn”.
“Điều này không có nghĩa là Trung Quốc sẽ sớm vỡ nợ, nhưng có thể thấy sự phân cực tín dụng ở một số LGFV (trái phiếu địa phương), đặc biệt là khi chính quyền cấp tỉnh nhận thấy sức khỏe tài chính yếu hơn”, ông Gary nói.
Suy thoái bất động sản kéo dài đã đè nặng lên các chính quyền địa phương đang gánh nặng nợ nần khi doanh thu của họ từ việc phát triển đất đai sụt giảm, khiến mức nợ ở nhiều thành phố trở nên không bền vững.
Fitch dự kiến nợ chính quyền trung ương và địa phương của Trung Quốc sẽ tăng lên 61,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2024, từ mức 56,1% vào năm 2023.
Fitch dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm từ mức 5,2% (3023) xuống 4,5% vào năm 2024, trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán GDP của Trung Quốc sẽ tăng 4,6% trong năm nay.
Cảnh báo xếp hạng được Fitch Ratings đưa ra bất chấp những dấu hiệu dự kiến nền kinh tế Trung Quốc đang dần phục hồi trong những tháng gần đây.
Xem thêm >> Trung Quốc: Sản xuất lần đầu tăng trưởng sau 5 tháng, chứng khoán khởi sắc
Trung Quốc: "Lấy làm tiếc"
Bộ Tài chính Trung Quốc đã bày tỏ “lấy làm tiếc” về việc sửa đổi triển vọng từ Fitch.
“Chúng tôi đã có nhiều trao đổi sâu sắc với nhóm Fitch Ratings trong giai đoạn đầu và báo cáo này phần nào phản ánh quan điểm của Trung Quốc,” Bộ Tài chính cho biết ngày 10/4.
Cơ quan này nói thêm rằng phương pháp của Fitch “không phản ánh một cách hiệu quả về vai trò tích cực của chính sách tài khóa trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.
“Về lâu dài, duy trì mức thâm hụt vừa phải và tận dụng tốt các nguồn nợ quý giá sẽ giúp mở rộng nhu cầu trong nước, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và cuối cùng là giúp duy trì tín dụng tốt của chính phủ”, Bộ Tài chính cho biết.
Theo tuyên bố, tỷ lệ thâm hụt ngân sách tài chính cho năm 2024 được đặt ở mức 3%, mà phía Bắc Kinh mô tả tỷ lệ này là “nhìn chung vừa phải” và “có lợi cho tăng trưởng kinh tế ổn định”.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.