Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo đánh giá của tờ The Economist, khi môi trường kinh doanh xấu đi ở cả trong nước và phương Tây, Alibaba, Tencent và các “gã khổng lồ” công nghệ khác của Trung Quốc đang phải tìm kiếm thị trường thân thiện hơn và Đông Nam Á được đánh giá là điểm đến hàng đầu cho các công ty này.
Economist cho rằng, những “đại gia” công nghệ của Trung Quốc đang có một khoảng thời gian không mấy tốt đẹp. Tại sân nhà, họ đang phải đối mặt với hàng loạt quy định siết chặt kiểm soát hoạt động kinh doanh từ Bắc Kinh.
Trong một động thái mới nhất, vào ngày 17/8, giới chức Trung Quốc đã đưa ra dự thảo các quy tắc chống độc quyền có thể làm tổn hại đến mô hình kinh doanh của những công ty lớn như Alibaba và Tencent.
Trong khi đó, chính phủ các nước phương Tây chưa tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các công ty Trung Quốc kinh doanh tại quốc gia của họ. Như trường hợp của Mỹ, đó là hoạt động niêm yết cổ phiếu. Một số nhà quản lý tài sản toàn cầu đang gọi cổ phiếu công nghệ Trung Quốc là “không thể đầu tư."
Do đó, các công ty này đang buộc phải tìm kiếm các thị trường mới để có môi trường kinh doan “thân thiện” hơn. Và hiện không có nơi nào nổi bật hơn khu vực Đông Nam Á.
Năm ngoái, Alibaba đã mua một nửa tòa nhà 50 tầng ở Singapore, nơi được coi là trung tâm thương mại của khu vực. Tencent và ByteDance, chủ sở hữu chưa niêm yết của ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok đình đám, cũng đã mở các trung tâm tại khu vực Đông Nam Á và bắt đầu tuyển dụng lao động tại địa phương.
Điện toán đám mây đang mang đến một cơ hội cụ thể. Mặc dù tổng quy mô của thị trường điện toán đám mây ở Đông Nam Á vẫn còn tương đối nhỏ, với mức dưới 2 tỷ USD một năm, nhưng nó đã tăng trưởng hơn 50% vào năm 2020 và không có dấu hiệu chậm lại.
Các công ty Trung Quốc đang giành được thị phần lớn hơn bao giờ hết trong "miếng bánh" ngày một mở rộng này và có nhiều lợi thế hơn so với Amazon Web Services (AWS), bộ phận điện toán đám mây của đế chế thương mại điện tử Mỹ.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Gartner, trong năm 2020, Tencent, Alibaba và Huawei đang nắm giữ 22% thị phần trên thị trường dịch vụ đám mây ở Đông Nam Á và các nền kinh tế nhỏ hơn của châu Á-Thái Bình Dương. Con số đó tăng khá đáng kể so với mức 18% của năm 2019.
Tencent cũng mở trung tâm dữ liệu đầu tiên ở Indonesia và thứ hai ở Thái Lan. Vào tháng Sáu, Alibaba cho biết sẽ xây dựng công ty đầu tiên tại Philippines.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.