'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dẫn thông tin dự phóng tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2022-2024 của các tổ chức lớn, CEO WiGroup cho biết nếu các tổ chức có cập nhật mới dự phóng thì con số thậm chí còn thấp hơn hiện nay bởi sự kỳ vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp hơn nhiều, các quốc gia lớn bước vào giai đoạn tăng lãi suất lớn, gây sức ép xấu hơn nữa đến triển vọng kinh tế thế giới.
Theo dự báo của các tổ chức, tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh năm 2022, tính trung bình các dự báo đạt khoảng 3%, thấp hơn nhiều so với mức 5,7% vào năm 2021.
Trong năm 2021 kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh bởi nhóm các quốc gia đã phát triển có mức nền thấp năm 2020. Tuy nhiên năm 2022 thì sự tăng trưởng này chậm lại khá rõ, chỉ duy trì ở mức 2-2,5%, thấp hơn mức trung bình trước khi Covid-19 diễn ra.
"Trong kịch bản xấu hơn nữa, tăng trưởng toàn cầu có thể chỉ ở mức 0-1%, suy thoái kinh tế là điều có thể diễn ra nhưng chưa có nhiều cơ sở. Sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu diễn ra ở các nước phát triển nơi họ phải tăng lãi suất tương đối mạnh mẽ để kiểm soát lạm phát", ông Báu cho hay.
Ông Báu cũng chỉ ra những quốc gia đang phát triển và mới nổi như Việt Nam thì lạm phát không phải vấn đề nhưng vì bảo vệ tỷ giá nên phải tăng lãi suất, điều này gây áp lực lên tăng trưởng lên các quốc gia đang phát triển. Bối cảnh chung cho thấy bức tranh không tích cực về kinh tế toàn cầu. Dự phóng kinh tế Việt Nam, tổng hợp từ các tổ chức uy tín cho thấy quý III sẽ tăng trưởng kỷ lục, nội tại không phải tăng trưởng quá mạnh nhưng do mức so sánh cùng kỳ quá thấp.
"Có đơn vị dự phóng kinh tế Việt Nam tăng 13,8% trong quý III, điều này sẽ kéo tăng trưởng cả năm. Về tăng trưởng cả 2022, có tổ chức dự báo cao nhất là 8,5%, thấp nhất là 7%, bình quân khoảng 7,8%, vẫn là mức tương đối cao so với trước khi Covid-19 diễn ra. Tuy nhiên kết quả này đạt được là do nền tảng cơ sở năm 2021 thấp", ông nói.
Cùng với đó, sang năm 2023 khi nền tăng trưởng năm 2022 cao cùng tăng trưởng kinh tế chậm lại toàn cầu thì tăng trưởng GDP Việt Nam dự kiến khoảng 6,8%, thấp hơn trước dịch Covid-19. Các tổ chức lớn đều nhìn thấy sự tiêu cực trong bức tranh kinh tế 2023 của Việt Nam.
Ông Báu nhận định nền kinh tế vĩ mô năm 2022 của Việt Nam rất tích cực khi tăng trưởng tốt, lạm phát thấp; nhưng dòng tiền lại xấu do ngân hàng trung ương các nước tăng mạnh lãi suất và gây áp lực lên tỷ giá VND, dòng vốn chảy ra nước ngoài. Thị trường chứng khoán biến động chủ yếu theo dòng tiền nên giá cổ phiếu 2022 diễn biến tiêu cực, thị trường bất động sản cũng đi xuống theo.
Về năm 2023, ông Báu cho rằng tình hình vĩ mô sẽ rất xấu khi tăng trưởng GDP chậm lại, xuống thấp hơn mức trước dịch, áp lực lạm phát lớn hơn so với 2022 - có thể lên tới 4,1%, tức là cao hơn mục tiêu 4% của Chính phủ. Tuy nhiên, áp lực hút ròng sẽ không còn mạnh, dòng tiền được kỳ vọng sẽ phục hồi dần.
Ông Báu cho rằng lãi suất năm 2023 sẽ đi ngang, áp lực tỷ giá sẽ không còn nặng nề khi nhiều quốc gia đạt tới đỉnh lạm phát và lãi suất của các nước này lập đỉnh ở 2023.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.