Gelex làm ăn thế nào sau khi Bộ Công Thương rút vốn?

Tân Mai - 10/12/2020 16:25 (GMT+7)

(VNF) - 4 năm sau khi nhà nước thoái toàn bộ vốn, Gelex ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng, lợi nhuận duy trì ở mức tăng từ 2 đến 3 lần, quy mô tài sản phình to gấp 4 lần.

VNF
Gelex làm ăn thế nào sau khi Bộ Công Thương rút vốn?

Tổng công ty Cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex, HoSE: GEX), tiền thân là Tổng công ty Thiết bị Kỹ thuật điện, được thành lập theo quyết định số 237 ngày 10/7/1990 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương) là đầu mối tập trung các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu kỹ thuật điện do Bộ quản lý.

Đến cuối tháng 5/2006, Tổng công ty đổi tên thành Thiết bị Điện Việt Nam và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Hơn 4 năm sau, ngày 27/9/2010, Tổng công ty tổ chức phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Ngày 1/12/2010, Tổng công ty chính thức chuyển thành Tổng công ty Cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam với số vốn điều lệ là 1.400 tỷ đồng. Lúc này, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Gelex là Bộ Công Thương, nắm giữ 87,17% vốn.

Tháng 8/2015, Gelex đã phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược là Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt nhằm tăng vốn điều lệ lên 1.550 tỷ đồng, qua đó làm giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước xuống còn 78,74%.

Ngày 25/12/2015, Bộ Công Thương đem bán toàn bộ 78,74% vốn nhà nước, tương đương 122 triệu cổ phiếu GEX và thu về hơn 2.100 tỷ đồng. Đáng chú ý, phiên thoái vốn nhà nước này thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, khi cả trăm triệu cổ phiếu được thị trường mua nhanh chóng, "cháy hàng" chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ.

Hơn ba năm sau, Gelex chuyển niêm yết cổ phiếu sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với vốn điều lệ tăng lên gần 2.670 tỷ đồng.

Bước chuyển mình ấn tượng

Sau khi "xả" hết vốn nhà nước, nhìn chung chiến lược dài hạn của Gelex vẫn là hướng đến phát triển kinh doanh đa ngành nghề, ngoài lĩnh vực mũi nhọn là công nghiệp, Tổng công ty mở rộng ra các mảng logistics, hạ tầng, bất động sản và đầu tư.

Tại mảng kinh doanh cốt lõi, Gelex tập trung sản xuất và cung cấp bộ sản phẩm toàn diện trong lĩnh vực thiết bị điện với bốn nhóm sản phẩm chính là dây và cáp điện, máy biến áp, động cơ điện, thông qua các thương hiệu nổi tiếng như Emic, Cadivi, Thibidi, Vinakip...

Ngoài ra, Tổng công ty cũng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nước sạch từ nguồn nước mặt với mục tiêu đưa ra thị trường nguồn nước có chất lượng đảm bảo, điển hình như dự án nước sông Đà, một dự án trọng điểm của Gelex.

Bên cạnh đó, nhờ quỹ đất lớn với vị trí đắc địa tại thủ đô Hà Nội, lĩnh vực bất động sản của Gelex được cho là cũng rất tiềm năng.

Nổi bật trong đó là các dự án trọng điểm đang được khai thác hoặc triển khai như tổ hợp khách sạn năm sao Melia Hà Nội, quận Hoàn Kiếm; tổ hợp khách sạn, dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê (khách sạn Bình Minh) số 10 Trần Nguyên Hãn và 27-29 Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm; tòa nhà văn phòng Gelex Tower số 52 Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng - đây cũng là địa chỉ trụ sở chính của Tổng công ty.

Không chỉ vậy, Tổng Công ty đã và đang thúc đẩy việc đầu tư vào các khu công nghiệp như khu công nghiệp Cát Hải - Hải Phòng, Tiền Phong - Quảng Ninh...

Kể từ khi thoát khỏi cái bóng là doanh nghiệp nhà nước, kết quả kinh doanh của Gelex thăng hoa hơn khá nhiều. Nếu như trước năm 2016, Tổng công ghi thường xuyên ghi nhận lợi nhuận ở mức 570 tỷ đồng, thì sau khi trở thành doanh nghiệp tư nhân, con số này đã tăng ngay 34% lên 771 tỷ đồng.

Kết quả này có được nhờ khoản doanh thu tài chính tăng gấp hai lần lên 247 tỷ đồng và chi phí tài chính giảm một nửa còn 75 tỷ đồng. Đồng thời, các chi phí vận hành cũng được tiết giảm đến 140 tỷ đồng.

Năm 2017, lợi nhuận lại tiếp tục tăng 48% lên 1.658 tỷ đồng. Nguồn thu cũng dư dả hơn khi doanh thu thuần tăng 64% lên 11.984 tỷ đồng, doanh thu tài chính tăng gấp 3 lần lên 847 tỷ đồng... do trong năm Gelex sáp nhập thêm một số công ty con như Sotrans, Phú Thạch Mỹ, Vinakip và nâng tỷ lệ sở hữu tại Thibidi, Cadivi lên trên 51% vốn.

Cũng trong năm 2017, Tổng công ty có 2 đợt phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 1.550 tỷ đồng lên 2.668 tỷ đồng. Động thái này diễn ra trong bối cảnh nguồn vốn tăng gấp rưỡi lên 13.909 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chiếm 6.305 tỷ đồng, tăng gấp hai lần cùng kỳ.

Sang năm 2018, đà tăng trưởng vẫn được giữ vững, doanh thu và lợi nhuận đạt trên 13.699 tỷ đồng và 1.533 tỷ đồng, tăng lần lượt 14% và 34% so với năm trước. Tổng công ty tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 4.065 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản lúc này đã phình lên mức 17.246 tỷ đồng.

Chiếm tới 50% tỷ trọng nguồn thu vẫn là Cadivi, doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và ấn tượng nhất của nhóm Gelex, chính vì vậy Tổng công ty đã chi thêm một khoản tiền không nhỏ trong năm để gia tăng tỷ lệ sở hữu tại công ty thành viên này lên đến 93,83%, cùng với Thibidi và Hem.

Tuy nhiên xu hướng tăng trưởng đã tạm chững vào năm 2019, do Tổng công ty đẩy mạnh dư nợ vay nhằm bổ sung nguồn vốn cho quá trình mở rộng đầu tư, thâu tóm các công ty chiến lược khiến chi phí tài chính tăng mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận cả năm.

Trong đó nổi bật là các thương vụ rót vốn nhiều tỷ đồng tại Tổng công ty Thiết bị Điện Đông Anh (UPCoM: TBD), Tổng công ty Viglacera (HoSE: VGC), dự án trang trại điện mặt trời Ninh Thuận...

Mặt khác, một số dự án đầu tư mới hoàn thành và mở rộng trong lĩnh vực hạ tầng tiện ích đã làm cho chi phí khấu hao tăng đáng kể so với năm trước.

Do đó, bất chấp doanh thu thuần vẫn tăng trưởng 10%, lợi nhuận trước thuế lại giảm gần 30% so với năm ngoái về mức 1.102 tỷ đồng.

Cuối năm 2019, nguồn vốn của Tổng công ty tăng lên 21.261 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm 12.584 tỷ đồng, hệ số tổng dư nợ/vốn chủ sở hữu là 1,45 lần.

Như vậy, chỉ trong vòng 4 năm sau khi thoát khỏi quyền chi phối của Bộ Công Thương, Gelex có được tốc độ tăng trưởng khá ẩn tượng, lợi nhuận duy trì mức tăng từ 2 đến 3 lần, quy mô tài sản nở rộng gấp 4 lần.

"Giấc mơ" thâu tóm Viglacera

Tại các cuộc họp đại hội cổ đông những năm gần đây, ban lãnh đạo Gelex luôn nhấn mạnh việc Tổng công ty sẽ đẩy mạnh theo hướng việc đầu tư và phát triển các khu công nghiệp trong nước. Và tại phiên họp thường niên năm 2020 mới đây, Tổng công ty đặt mục tiêu trọng tâm không phải là tăng trưởng lợi nhuận mà là hoàn tất các thương vụ mua bán và sáp nhập chiến lược.

Trong đó, đáng chú ý hơn cả là thương vụ thâu tóm Viglacera. Nhiều nhà phân tích cho rằng, nếu Gelex nắm trong tay Viglacera, Gelex sẽ không chỉ trở thành "ông lớn" lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp và vật liệu xây dựng, mà còn giúp hoàn thiện hệ sinh thái mà Tổng công ty này đang hướng tới là tập trung phát triển mảng bất động sản, nước sạch và xử lý nước - những thế mạnh của Viglacera.

Thống kê cho thấy, ở mảng vật liệu xây dựng, Viglacera đang chiếm 40% thị phần kính xây dựng sản xuất trong nước; 11% năng lực sản xuất sứ vệ sinh, sen vòi; 3% năng lực sản xuất gạch ceramic; 12% năng lực sản xuất gạch granite; 45% năng lực sản xuất gạch ngói và các sản phẩm đất sét nung.

Còn ở mảng bất động sản, Viglacera có quỹ đất khu công nghiệp rộng lớn, trải dài từ Bắc chí Nam. Có thể kể đến một số khu công nghiệp như Tiên Sơn, Yên Phong, Yên Phong mở rộng (tỉnh Bắc Ninh), Hải Yên, Đông Mai (Quảng Ninh), Phong Điền (Thừa Thiên - Huế), Tiền Hải (Thái Bình), Phú Hà (Phú Thọ), Đồng Văn IV (Hà Nam) với tổng diện tích 2.520 ha... Trong đó đã lắp đầy 717 ha, thu hút 12 tỷ USD cùng 260 doanh nghiệp thuê đất, hạ tầng khu công nghiệp với nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới như Samsung, Canon, Orion, Sumitomo...

Không những vậy, Viglacera đang tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng một số khu đô thị, khu nhà ở, thương mại và nhà ở xã hội - cũng là mục tiêu mà ban lãnh đạo Gelex đang hướng đến. Đơn cử như khu đô thị mới Đặng Xá 1 (29,6ha), Đặng Xá 2 (39ha), khu chức năng đô thị Xuân Phương (14,5ha), tổ hợp văn phòng thương mại nhà ở Viglacera số 1 đại lộ Thăng Long (3,6ha), khu nhà ở xã hội và thương mại dịch vụ khu công nghiệp Yên Phong (19,2ha)...

Hồi tháng 10 mới đây, Gelex đã tiến thêm một bước nữa trong lộ trình thâu tóm Viglacera sau khi chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại công ty này từ 24,96% lên 46,07% vốn, thông qua hoạt động chào mua công khai 95 triệu cổ phiếu VGC.

Gelex từng công bố kế hoạch chào mua công khai này vào cuối tháng 8 với giá chào mua ban đầu chỉ 17.700 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, thị giá lúc đó của cổ phiếu VGC đang đứng ở mức 22.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn nhiều so với giá chào mua nêu trên.

Một thời gian sau, Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn, đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT Viglacera đã phải nâng giá chào mua cổ phần VGC lên 21.500 đồng/cổ phiếu và tiếp tục nâng lên 23.500 đồng/cổ phiếu.

Trong diễn biến mới đây, phía Viglacera đã công bố quyết định bổ nhiệm tân Phó tổng giám đốc là ông Lương Thanh Tùng, hiện đang giữ ghế Phó chủ tịch HĐQT Gelex.

Được biết ông Tùng còn đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng khác trong nhóm công ty con của Gelex như Chủ tịch HĐQT Nước sạch Sông Đà, Tổng giám đốc Năng lượng Gelex...

Có thể thấy ngày Viglacera về tay Gelex không còn xa và ban lãnh đạo Gelex đang rất khẩn trương để chốt thương vụ trong quý IV. Tại đại hội cổ đồng vừa qua, ông Tuấn nhấn mạnh một lần nữa về mục tiêu sáp nhập Viglacera trong năm nay để có thể hợp nhất kết quả kinh doanh Viglacera vào Gelex trong quý cuối năm.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.