Đề xuất tăng lương chuyên gia lên 80 triệu đồng/tháng
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất mức lương theo tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn trong nước tăng lên 80 triệu đồng/tháng, cao gấp đôi so với quy định hiện hành.
Với chủ đề “Hà Tĩnh - Hiện thực hóa tiềm năng và khát vọng”, vào cuối tháng 5/2023, Hà Tĩnh đã tổ chức thành công hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh. Hội nghị đã cung cấp những thông tin cơ bản về Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế, chính sách ưu đãi, các danh mục dự án ưu tiên của tỉnh tới các nhà đầu tư. Thông qua đó để thu hút đầu tư, huy động các nguồn lực hiện thực hóa Quy hoạch tỉnh.
Đến nay, Hà Tĩnh có gần 1.500 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký hơn 454.000 tỷ đồng, tương đương hơn 18 tỷ USD. Trong đó, trong nước có 1.400 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 137.000 tỷ đồng, FDI có 68 dự án với tổng vốn đăng ký 16 tỷ USD, tương đương hơn 317.000 tỷ đồng. Trên cơ sở Quy hoạch tỉnh, trong thời gian tới, những định hướng phát triển kinh tế và thu hút đầu tư của Hà Tĩnh sẽ được xây dựng bao gồm: Lĩnh vực công nghiệp là các dự án hậu thép, cơ khí chế tạo; công nghiệp hỗ trợ; hạ tầng các khu - cụm công nghiệp; sản xuất điện; chế biến nông sản; dệt may...
Tại Hội nghị, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Trung ương cùng các bộ, ngành và các đại biểu, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 14 nhà đầu tư với 15 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 9.600 tỷ đồng. Đồng thời, trao biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho 25 nhà đầu tư với các dự án về các lĩnh vực: Bất động sản - du lịch - nghỉ dưỡng, hạ tầng khu/cụm công nghiệp, thương mại dịch vụ, năng lượng - nước sạch, giáo dục, nông nghiệp…, có tổng vốn đăng ký đầu tư trên 219.000 tỷ đồng.
Đây là cơ sở quan trọng, là “bản lề” vững chắc để Hà Tĩnh tiếp tục triển khai các định hướng chiến lược phát triển, liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng phát triển KT-XH cả vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đảm bảo thực hiện cơ cấu công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 60,3% trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh.
Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến năm 2050 là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, trở thành một cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung bộ và cả nước. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển xanh, công nghiệp sinh thái, thông minh; dịch vụ phát triển đa dạng, hiện đại; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; hệ thống đô thị hiện đại, thông minh.
Trong những tháng đầu năm 2023, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu, lạm phát vẫn ở mức cao. Trong bối cảnh này, tỉnh Hà Tĩnh đã ưu tiên đẩy mạnh đột phá với 4 ngành trọng điểm, 3 trung tâm đô thị, 3 hành lang kinh tế và 1 trung tâm động lực tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh nền kinh tế.
Theo báo cáo của Sở Công thương, toàn tỉnh hiện có 2 khu kinh tế (KKT), 2 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và 1 khu công nghệ thông tin được UBND tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, Hà Tĩnh có 23 cụm công nghiệp (CCN) đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 604,07 ha, trong đó có 18 CCN đã hoạt động với 179 dự án đi vào sản xuất kinh doanh với số vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.
Để thực hiện được nhiệm vụ phát triển công nghiệp, sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước, nhiều giải pháp trọng tâm đã và đang được triển khai như: Tập trung điều chỉnh lại quy hoạch chung KKT Vũng Áng và KKT Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, kêu gọi xã hội hóa đầu tư các CCN nhằm tăng thêm quỹ đất phát triển công nghiệp, thực hiện chuyển đổi số trong phát triển công nghiệp, tạo điều kiện để Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đầu tư nâng công suất, các dự án lớn khác sớm đi vào hoạt động….
Tỉnh đã đặt ra mục tiêu xây dựng KKT Vũng Áng trở thành khu kinh tế động lực của quốc gia và khu vực; là hạt nhân trong phát triển công nghiệp của tỉnh và khu vực. Thu hút nhiều dự án đầu tư mới có quy mô lớn, công nghệ hiện đại vào ngành công nghiệp. Đặc biệt là phát triển ngành công nghiệp theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, gắn với mục tiêu đảm bảo các điều kiện về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Tập trung phát triển các sản phẩm có tiềm năng lợi thế như thép và chế tạo các sản phẩm từ thép; sản xuất điện; chế biến nông, lâm, thủy sản; dệt may; vật liệu xây dựng chất lượng cao; dược phẩm sinh học; công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp khác có tiềm năng.
Trong những năm tiếp theo, Hà Tĩnh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021- 2030 đạt trên 9%/năm. Cùng với đó giá trị GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng.
Ông Trần Việt Hà, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: “Với tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, cảng biển kết nối đồng bộ, tỉnh Hà Tĩnh đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tập trung thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đầu tư các dự án động lực, tạo tiền đề cho việc hình thành khu vực phát triển công nghiệp nồng cốt. Nhờ đó, bảo đảm sự triển khai đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cấp, ngành; xác định rõ nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho từng cấp, từng ngành, có lộ trình, thời gian thực hiện cụ thể. Kỳ vọng với những giải pháp thực hiện để tiến tới hoàn thành mục tiêu tổng quát đã đề ra, Hà Tĩnh sớm trở thành tỉnh khá của cả nước và trở thành cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ”.
4 ngành trọng điểm, 3 trung tâm đô thị và 3 hành lang kinh tế của Hà Tĩnh 4 ngành trọng điểm gồm: Công nghiệp luyện thép, công nghiệp hỗ trợ, chế tạo sau thép và sản xuất điện; nông, lâm nghiệp và thủy sản; dịch vụ logistics; du lịch. 3 trung tâm đô thị gồm: Trung tâm đô thị xung quanh thành phố Hà Tĩnh (trong đó thành phố Hà Tĩnh là hạt nhân và các đô thị vệ tinh kết nối thành phố Hà Tĩnh, gồm: thị trấn Thạch Hà, thị trấn Cẩm Xuyên và thị trấn Lộc Hà); trung tâm đô thị phía Bắc (gồm thị xã Hồng Lĩnh gắn với thị trấn Tiên Điền, thị trấn Xuân An, đô thị mới Nghi Xuân và vùng phụ cận); trung tâm đô thị phía Nam (hạt nhân là thị xã Kỳ Anh gắn với Khu kinh tế Vũng Áng và vùng phụ cận). 3 hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế đồng bằng ven biển gắn với quốc lộ ١, cao tốc Bắc - Nam và đường ven biển; hành lang kinh tế dọc quốc lộ ٨ từ thị xã Hồng Lĩnh đến Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; hành lang kinh tế trung du và miền núi phía Tây gắn với đường Hồ Chí Minh. |
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất mức lương theo tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn trong nước tăng lên 80 triệu đồng/tháng, cao gấp đôi so với quy định hiện hành.
(VNF) - Tổng Bí thư cho biết, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng cơ bản tán thành định hướng số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV.
(VNF) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, dự kiến giảm 50% số tỉnh, thành; bỏ 696 đơn vị hành chính cấp huyện nếu sửa xong Hiến pháp.
(VNF) - Ngày 25/3, ba tháng sau lần hoãn đầu tiên, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên phúc thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và thao túng thị trường chứng khoán. Ngay trước phiên tòa, ba anh em bị cáo Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga nộp thêm 360 tỷ đồng khắc phục hậu quả.
(VNF) - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi dự kiến có 85% nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện hiện nay sẽ chuyển giao cho cấp cơ sở thực hiện.
(VNF) - Theo hội đồng xét xử, bệnh viện xác nhận ông Trịnh Văn Quyết cùng lúc mắc nhiều bệnh, phải thở máy và nguy cơ tử vong cao nên không thể ra tòa.
(VNF) - Mặc dù đang có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng ông Jack Nguyễn, Giám đốc Điều hành InCorp Vietnam cho rằng, Việt Nam hiện vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
(VNF) - Sáng 25/3, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ mở lại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án liên quan đến cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết. Phiên tòa được tổ chức sau khi ông Quyết và nhiều bị cáo trong vụ án có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Dự kiến, phiên tòa sẽ kéo dài trong nhiều ngày.
(VNF) - Quốc hội đang chuẩn bị các bước để sửa đổi Hiến pháp năm 2013, với kế hoạch lấy ý kiến nhân dân trong tháng 5 đến tháng 6.
(VNF) - Chỉ sau vài ngày ra mắt, MV “Bắc Bling” của nữ ca sĩ Hòa Minzy đã tạo nên một cơn sốt trên các nền tảng âm nhạc và mạng xã hội, ghi dấu ấn với hàng loạt thành tích ấn tượng. MV không chỉ khiến người dân Bắc Ninh cảm thấy tự hào, nhiều khán giả ở các vùng miền khắp tổ quốc cũng chia sẻ họ bỗng yêu mảnh đất, con người Kinh Bắc, muốn được đến thăm vùng đất này.
(VNF) - Mặc dù mức đền bù cao, nhưng việc tinh gọn bộ máy sẽ giúp Mercedes-Benz tiết kiệm tới 5,4 tỷ USD vào năm 2027.
(VNF) - Trong lịch sử kinh tế Việt Nam, lạm phát đã 4 lần lên cao đỉnh điểm với 2 đến 3 chữ số, kỷ lục là giai đoạn 1986 lên đến 774,7%.
(VNF) - Sau khi được tách thành hai đơn vị hành chính riêng, Đà Nẵng và Quảng Nam đã trải qua chặng đường phát triển ngoạn mục, nhưng rồi dư địa phát triển đang dần cạn. Để tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vùng đất Quảng – Đà cần kề vai bên nhau.
(VNF) - Tăng trưởng tín dụng cao nhưng đảm bảo an toàn không chỉ là nhu cầu của mỗi ngân hàng. Chính các DN đầu tư sản xuất kinh doanh thực cũng mong muốn là khách hàng tốt và lâu dài với ngân hàng. Một quan hệ bền vững sẽ cần nỗ lực cả 2 bên.
(VNF) - UBND tỉnh Bình Phước đề nghị điều chỉnh hình thức lựa chọn nhà đầu tư dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Đây là dự án do liên danh Vingroup - Techcombank đề xuất.
(VNF) - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang đến nhiều điểm mới trong cách tính lương hưu, đặc biệt là việc giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được nhận lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm.
(VNF) - Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính khu vực được xem như “đôi cánh” giúp Đà Nẵng bứt phá cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.
(VNF) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đồng thời triển khai các giải pháp mạnh mẽ cho năm 2025 để tiếp tục phát huy lợi thế này, thúc đẩy sự phát triển bền vững và đồng bộ của các ngành công nghiệp, năng lượng, và dịch vụ.
(VNF) - Cùng với việc sáp nhập xã, phường, bỏ cấp huyện, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi ý có thể sử dụng các trụ sở cơ quan để phục vụ y tế, giáo dục…
(VNF) - Sáng 22/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia đã chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất, nhiệm kỳ I (2025 - 2030). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chỉ đạo đại hội.
(VNF) - Thủ tướng đưa ra yêu cầu với các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước để góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước.
(VNF) - Bộ Chính trị chuẩn y bà Hồ Thị Hoàng Yến giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre nhiệm kỳ 2020 - 2025 sau gần hai năm làm quyền Bí thư Tỉnh ủy.
(VNF) - Các chuyên gia kinh tế đánh giá việc cắt giảm 30% thủ tục hành chính sẽ tạo ra động lực lớn cho doanh nghiệp. Thực hiện thành công việc cắt giảm 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết sẽ giúp môi trường kinh doanh thông thoáng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó, có những hỗ trợ và tạo động lực cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới hai con số trong điều kiện thuận lợi.
(VNF) - Chính phủ đã ban hành nghị quyết giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, từ ngày hôm nay (21/3/2025).
(VNF) - Công an tỉnh Hưng Yên vừa khởi tố nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Bật Khách về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất mức lương theo tháng áp dụng đối với chuyên gia tư vấn trong nước tăng lên 80 triệu đồng/tháng, cao gấp đôi so với quy định hiện hành.
(VNF) - Đường Vành đai 2.5 là một trong những tuyến đường quy hoạch quan trọng của Hà Nội, nằm giữa Vành đai 2 và Vành đai 3, có vai trò kết nối các khu vực nội đô với nhau, giảm tải giao thông và thúc đẩy phát triển đô thị.