'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Phát biểu tại Hội nghị Người tiêu dùng – Sản xuất LNG tại Nhật Bản, Giám đốc IEA Fatih Birol nhận định: “Chúng ta có thể thấy rằng thị trường LNG vào năm 2023 sẽ khá chặt chẽ, có thể thắt chặt hơn so với năm nay”.
Nhận định của người đứng đầu IEA không chỉ nhắm đến khí hoá lỏng (LNG), mà còn nói tới nguồn cung khí đốt tự nhiên nói chung, đặc biệt sau khi đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Strea) vừa trải qua một “hành động phá hoại rõ ràng”, theo ông Birol.
Cảnh báo của ông Birol được đưa ra trong bối cảnh châu Âu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng cung cấp năng lượng lớn vào mùa đông này, với việc dòng khí đốt của Nga bị ngừng lại trên đường ống Dòng chảy phương Bắc 1. Điều đó khiến giá khí đốt tự nhiên vốn đã cao lại còn tăng cao hơn nữa, gây căng thẳng lớn cho thị trường châu Âu và toàn cầu
Giá khí bán buôn cao ở châu Âu đã chứng kiến khối lượng nhập khẩu hàng hóa LNG kỷ lục của khối, thu hút khối lượng từ khu vực nhập khẩu hàng đầu châu Á. Theo đó, châu Âu đã tăng 60% lượng nhập khẩu LNG trong năm nay.
Theo Reuters, đến đầu tuần này, 88% kho khí đốt của Liên minh châu Âu đã được lấp đầy, giúp khối này vượt qua sự gián đoạn nguồn cung trong mùa đông tới. Tuy nhiên, IEA trước đó đã nói rằng châu Âu sẽ có nguy cơ mất điện ngay cả khi kho dự trữ đầy tới 90% và có thể dẫn đến tình trạng tranh giành nguồn cung thay thế.
Tuy nhiên, Giám đốc IEA nhận định việc châu Âu có thể mua nhiều LNG hơn là do tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc đã chậm lại trong năm nay vì bùng phát dịch Covid-19 khiến nhu cầu giảm. Trước đó, năm 2021, Trung Quốc đã trở thành nước mua khí hoá lỏng hàng đầu thế giới, nhưng trong 4 tháng đầu năm nay, vị trí đứng đầu đã được chuyển thành Nhật Bản.
"Nếu nền kinh tế Trung Quốc phục hồi, thì châu Âu sẽ khó có thể thu hút được nhiều LNG như vậy", ông Birol cho biết. Vị Giám đốc cũng cho biết việc nhu cầu LNG tăng tại các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ trong bối cảnh sản lượng khí hoá lỏng vẫn còn hạn chế rõ ràng sẽ tạo ra thách thức nguồn cung trong năm mới.
Theo ông Birol, nếu Nhật Bản khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân, nước này sẽ giải phóng khoảng 10 tỷ m3 (bcm) LNG và "giúp thị trường LNG toàn cầu", nhưng chưa nêu rõ mốc thời gian cho sự kiện này.
Trước đó, ông Birol cũng đưa ra nhận xét tương tự vào đầu tuần, cho rằng việc Nhật Bản khởi động lại nhiều nhà máy điện hạt nhân hơn sẽ giúp giảm bớt lo ngại về nguồn cung năng lượng của châu Âu trong mùa đông vì sẽ có nhiều LNG hơn cho thị trường toàn cầu.
Xem thêm >> IEA: Châu Âu nên chuẩn bị cho một mùa đông không có khí đốt Nga
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.