Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang bị ảnh hưởng nặng nề từ diễn biến hoảng loạn trên các thị trường quốc tế sau khi nỗi lo về dịch bệnh trong nước có phần lắng dịu. Đêm qua cả thế giới trở nên hỗn loạn khi chứng khoán Mỹ có phiên sụt giảm đồng loạt gần 10%, mức giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng 1987. Thậm chí chứng khoán châu Âu còn đồng loạt giảm trên 10%.
Kể từ sau khi Việt Nam phát hiện người nhiễm Covid-19 mới, thị trường đã lao dốc rất mạnh đầu tuần. Tuy nhiên từ giữa tuần trở đi, các thị trường chứng khoán khác cũng sụp đổ, càng đẩy nhanh hơn sự hoảng loạn trong nước. Đầu phiên hôm nay lại chứng kiến cảnh bán sàn hàng loạt không có người mua.
Tuy nhiên từ khoảng 10h trở đi, thị trường tương lai chứng khoán Mỹ có cải thiện, các chỉ số thu hẹp dần đà giảm và đến trưa khi thị trường trong nước tạm nghỉ, các chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng vọt hơn 2%.
Thay đổi này đã kích thích nhà đầu tư lao vào bắt đáy mạnh mẽ. Chỉ trong vài phút khi thị trường Việt Nam mở cửa trở lại, VN-Index đã bật mạnh mẽ, lấy lại tới 27 điểm và mức giảm được thu hẹp lại chỉ còn gần 6 điểm so với tham chiếu. Không có bất kỳ thông tin hỗ trợ mới nào được tung ra trong giờ nghỉ để có thể đảo ngược tình thế như vậy, trừ yếu tố biến động từ thị trường Mỹ.
Không rõ từ lúc nào tâm lý nhà đầu tư trong nước gắn chặt với các biến động bên ngoài như vậy. Đó cũng là điểm tích cực vì thể hiện tâm lý sẵn sàng bắt đáy và mua vào. Ngược lại, điểm tiêu cực là đã không có sự tự tin nội tại hỗ trợ thị trường. Không nói đâu xa, nếu thị trường chứng khoán Mỹ lại quay đầu giảm tiếp, liệu nhà đầu tư có đủ tự tin để tiếp tục mua? Trông chờ vào tình thế “nước nổi, bèo sẽ nổi” là một căn cứ rất mong manh.
Diễn biến của hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 đã có cú nhảy vọt vào thời điểm giữa trưa (giờ Việt Nam).
Lực cầu bắt đáy hôm nay rất mạnh mẽ, thể hiện ở quy mô giao dịch hai sàn lên tới hơn 7.000 tỷ đồng tổng giá trị, trong đó khoảng 1.921 tỷ đồng là giao dịch thỏa thuận. Cổ phiếu đại đa số đã thoát khỏi giá sàn, chỉ còn 81 mã giảm hết biên độ, trong khi hôm qua là 171 mã. Nhiều cổ phiếu sau khi giảm sàn đã được bắt đáy khiến giá tăng như CTG, FPT, MBB, NVL, POW, REE, STB, TCB, VIC...
Tuy vậy vẫn phải khẳng định nếu không có diễn biến tích cực từ thị trường Mỹ, không có gì đảm bảo nhà đầu tư sẽ bỏ tiền nhiều như vậy vào mua. Do đó diễn biến phiên này vẫn mang nặng yếu tố cảm tính, phản ứng trong một thời điểm do tác động bên ngoài. Diễn biến hôm nay chỉ đáng tin cậy nếu như thị trường Mỹ sụt giảm mà thị trường trong nước vẫn tiếp tục được mua mạnh trong thời gian tới.
Một diễn biến ngược là nhà đầu tư nước ngoài dường như không quan tâm lắm đến chuyện thị trường trong nước phục hồi vì lý do gì. Khi thị trường quay đầu đi lên, khối ngoại vẫn tiếp tục bán ra quyết liệt. Khối này bán ra tổng cộng trên HSX và HNX tới 1.209 tỷ đồng chỉ riêng với cổ phiếu. Đây là phiên xả cổ phiếu lớn nhất trong vòng 2 tuần qua.
Chỉ trong 2 tuần đầu tháng 3, VN-Index giảm 13,87% thì dòng vốn ngoại rút ra khỏi cổ phiếu hai sàn tới 3.445 tỷ đồng, khoảng một nửa mức rút vốn chung tính từ sau Tết đến nay. Quy mô rút vốn ngày càng mạnh lên và chưa có dấu hiệu dừng. Vì thế đây vẫn sẽ là lực cản đối với nhà đầu tư trong nước trong trường hợp thị trường quay đầu phục hồi.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.