Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Giá trị riêng khớp lệnh của hai sàn hôm nay nhảy vọt lên gần 8.500 tỷ đồng, mức cao kỷ lục chỉ sau đỉnh tháng 6/2020 với giá trị trên 10.000 tỷ đồng.
Thực ra hôm nay giao dịch vẫn là kỷ lục vì phiên 10.000 tỷ xuất hiện hôm 11/6, là phiên tháo chạy trong hoảng loạn. Còn trên đường đạt đỉnh, giá trị khớp lệnh cao nhất là phiên đạt đỉnh ngày 8/6 cũng chỉ hơn 8.200 tỷ đồng một chút.
Thị trường đã đảo chiều rất bất ngờ hôm nay vì không có thông tin thực sự bất lợi nào xuất hiện. Thậm chí buổi sáng giao dịch còn khá tốt, VN-Index tăng tối đa 0,55% lên 917,5 điểm. VN30-Index còn tăng trên 1% rồi mới rơi như một viên sỏi từ đỉnh cao. Thị trường quốc tế giao dịch trong phiên cũng bình thường, các chỉ số tương lai của thị trường Mỹ cũng chỉ giảm nhẹ trong phiên chiều của Việt Nam.
Tuy nhiên có thể mức bán ra của nhà đầu tư nước ngoài quá lớn đã khiến nhà đầu tư trong nước lo lắng. Khối ngoại xả hơn 1.100 tỷ đồng cổ phiếu là rất đáng chú ý. Từ đầu năm tới nay chỉ có vài phiên mức bán cổ phiếu vượt 1.000 tỷ đồng và cũng tập trung ở các phiên ETF tái cơ cấu hoặc có giao dịch thỏa thuận cá biệt. Hôm nay khối ngoại giao dịch hoàn toàn bình thường và toàn bán qua khớp lệnh. Vì vậy hôm nay thực sự là khối ngoại đã xả hàng.
Các blue-chips lớn nhất như VNM, VHM bị khối này bán ra hàng triệu cổ mà không thỏa thuận. VNM được nhà đầu tư trong nước hỗ trợ rất khá, đẩy thanh khoản lên mức kỷ lục kể từ tháng 10/2017 với 5,19 triệu cổ. VNM điều chỉnh giá tham chiếu hôm nay nên thực chất vẫn tăng 3,8%. Tuy vậy do giá đạt đỉnh cao nhất 18 tháng nên nhà đầu tư bán ra quá nhiều. VNM gần cuối phiên sáng còn tăng giá kịch trần trước khi bị ép xuống.
Số phận của các cổ phiếu còn lại không được tốt như VNM. Lực mua vẫn cao nhưng bán còn lớn hơn, tất cả các mã trong VN30 đều đảo chiều ở mức độ khác nhau, nhưng đại đa số là rơi hẳn qua tham chiếu và giảm mạnh như VIC giảm 1,4%, VHM giảm 1,7%, VCB giảm 1,63%, STB giảm 3,6%, TCB giảm 1,31%, SAB giảm 1,6%, CTG giảm 2,03%, BID giảm 1,57%....
Đây là mức giảm so với tham chiếu, còn mức giảm đảo chiều trong phiên còn choáng váng hơn như BID lao dốc tới 3,1%, CTG khoảng 2,92%, GAS giảm 2,1%, STB giảm 4,66%, VHM giảm 2,08%, VIC giảm 2,66%, VPB giảm 3,06%...
Nếu diễn biến đảo chiều mạnh như hôm nay xuất hiện kèm với thông tin xấu bất ngờ thì có thể thị trường chịu tác động tâm lý. Hôm nay thông tin bình thường, thậm chí đêm trước chứng khoán thế giới còn tăng rất tốt. Như vậy hôm nay thị trường đảo chiều là do nhu cầu chốt lời đồng loạt xuất hiện ở quy mô lớn. Số lượng cổ phiếu giảm giá nhiều gấp đôi số tăng giá với cả trăm mã giảm trên 2%.
Hiện tượng thanh khoản đột biến rất hay xuất hiện ở thời điểm thị trường đạt đỉnh vì đó là lúc nhà đầu tư hưng phấn nhất và tất tay mua vào. Lượng cổ phiếu rất lớn đáp ứng nhu cầu mua đó sẽ làm tiêu hao sức mua ở các phiên kế tiếp vì người bán ra sẽ không quay lại mua ngay lập tức. Chỉ hôm qua và hôm nay, tổng lượng tiền bị khóa lại trong cổ phiếu lên đến trên 15.400 tỷ đồng (khớp lệnh) và gần 17.500 tỷ đồng (tính cả thỏa thuận).
Về mặt kỹ thuật, diễn biến đảo chiều của giá đi cùng với thanh khoản lớn như vậy cũng sẽ khiến nhà đầu tư lo lắng. VN-Index chỉ một phiên giảm đã xóa sạch thành quả của 6 phiên trước đó. Chỉ số rơi trở lại quanh ngưỡng 905 điểm. Nếu thị trường tiếp tục giảm thì có nguy cơ cao là thời điểm VN-Index vượt đỉnh trong mấy phiên vừa qua là giai đoạn phân phối.
Tuy vậy cũng có khả năng hôm nay chỉ là diễn biến của một ngày giống như phiên 7/9 vừa qua. Mức giảm hôm đó lớn hơn hôm nay (VN-Index -1,5%) nhưng thanh khoản cũng thấp hơn đáng kể (khớp lệnh 7.070 tỷ đồng). Hiện tại lượng vốn mới trong thị trường vẫn là một ẩn số và mức giao dịch như hôm nay chưa phải là quá đột biến. Thị trường phải chứng minh điều này trong những phiên tới.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.