Tiêu chuẩn xanh cao, DN xuất khẩu 'đã nghèo còn mắc cái eo'

Anh Phan - Thứ năm, 12/12/2024 11:23 (GMT+7)

(VNF) - Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, mặc dù sức mua toàn cầu giảm nhưng tiêu chuẩn xanh lại đưa ra rất cao, tạo ra thách thức lớn cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam.

Mới đây, tại Hội trường UBND tỉnh An Giang, Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang và TP. HCM đã cùng chủ trì buổi họp báo giới thiệu về Diễn đàn Mekong Connect năm 2024. Đây là lần đầu tiên Diễn đàn được tổ chức tại An Giang. Sự kiện được phối hợp thực hiện bởi: Sở Công Thương TP. HCM, Sở Công Thương An Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, VCCI Đồng bằng sông Cửu Long và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC).

Chia sẻ tại sự kiện, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN HVNCLC, Giám đốc Trung tâm BSA cho biết chủ đề Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 xuyên suốt với ba lĩnh vực tập trung, đó là; kinh tế – thương mại – công nghệ với mục tiêu vẫn là phát triển bền vững, nhưng trong một thị trường cạnh tranh rất mới.

"Thị trường hiện nay có thể nói là bất định, trong đó đầu tiên là sức mua toàn cầu giảm sau Covid-19, không chỉ suy giảm ở Mỹ, châu Âu… mà ngay cả ở thị trường trong nước cũng vậy. Thứ hai, tuy giảm nhưng tiêu chuẩn xanh lại đưa ra rất cao. Đó là thách thức lớn cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam. Có thể nói là “đã nghèo lại còn gặp eo”, tức là trong khi đang gặp khó về thị trường suy giảm thì các hàng rào kỹ thuật lại bị giương cao, làm gia tăng chi phí rất nhiều", bà Hạnh nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Hội HVNCLC, thực trạng hàng giá rẻ của Trung Quốc đã diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới chứ không chỉ tại Việt Nam. Ngay cả những nhà bán lẻ lớn của Mỹ Amazon cũng lao đao, cũng bị cạnh tranh gay gắt.

Cũng theo bà Hạnh, thương mại điện tử đã thay đổi hành vi người tiêu dùng rất mạnh mẽ. Người Mỹ có ngày Black Friday nổi tiếng, nhưng năm nay lại vắng vẻ, bởi vì người tiêu dùng họ đã sớm ngồi nhà "chốt deal".

“Bối cảnh cạnh tranh mới là thách thức nhiều hơn là cơ hội đối với hàng Việt Nam của chúng ta”, bà Vũ Kim Hạnh khẳng định.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao.

Chia sẻ thêm về điểm mới của Mekong Connect năm 2024, bà Vũ Kim Hạnh cũng cho hay một điểm mới khác của Mekong Connect năm nay là các hoạt động tiền Mekong.

“Bởi từ kinh nghiệm các năm trước, không chỉ dồn vào hai ngày chính, năm nay chúng tôi tổ chức các tọa đàm, hội thảo chuyên sâu từ những ngày trước khi diễn ra sự kiện chính. Chúng tôi đã tổ chức 5 buổi online để huấn luyện cho các doanh nghiệp livestream bán hàng sao cho hiệu quả và ngay sáng thứ 7 tuần này là hội thảo tiền Mekong Connect ở Vĩnh Long”, bà Vũ Kim Hạnh cho biết.

Diễn đàn Mekong Connect năm nay còn là nơi tập trung các doanh nghiệp khởi nghiệp (trong nông nghiệp) xuất sắc của cả nước, nơi ra mắt Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Doanh Nông Xanh 3 miền. Chủ tịch OTOP Thái Lan, Chủ tịch một ban phát triển ngành của Hội đồng cố vấn phát triển kinh tế Hoàng gia Thái Lan, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Thái Lan và chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam – Thái Lan cũng sẽ đến tham dự chương trình “Giao lưu khởi nghiệp” sáng 17/12.

Mekong Connect năm nay cũng có các doanh nghiệp khởi nghiệp từ Singapore, Hàn Quốc, Malaysia… cũng đến tham dự. Chương trình do bà Nguyễn Phi Vân, Chủ tịch quỹ đầu tư thiên thần Đông Nam Á điều hành.

Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Minh Thúy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết năm nay, Diễn đàn chính thức có thêm hai thành viên mới là tỉnh Hậu Giang và Vĩnh Long. Không chỉ là hội tụ ý tưởng, sáng kiến của các chính quyền, doanh nghiệp địa phương, diễn đàn còn tập hợp các chuyên gia trong và ngoài nước thảo luận, đề xuất ý tưởng phát triển cho toàn vùng.

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy cho biết, tỉnh An Giang vừa có đồng bằng trù phú được bồi đắp bởi hai con sông Tiền và sông Hậu, đồng thời là tỉnh duy nhất trong vùng có núi. An Giang 4 dân tộc Kinh – Hoa – Chăm – Kh’mer tạo ra tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tâm linh cùng với 100 km biên giới. Mục tiêu đến năm 2030, An Giang sẽ phát triển với ba mũi nhọn kinh tế: nông nghiệp – du lịch – biên mậu. Trong đó, nông nghiệp An Giang sẽ phát triển theo hướng quy mô lớn, giảm phát thải, với mục tiêu đưa An Giang trở thành trung tâm lúa gạo của ĐBSCL, cũng như khai thác lợi thế về nước ngọt, phát triển thêm cá, rau màu, cây ăn trái… và tăng cường chế biến tinh, đồng bộ từ nguyên liệu đến thành phẩm.

Về du lịch, An Giang sẽ khai thác du lịch và văn hóa tâm linh. An Giang đã thu hút được 7 triệu lượt khách.

Về kinh tế biên mậu, bà Thúy cho biết, với tuyến biên giới giáp với Vương quốc Campuchia gần 100km, tỉnh An Giang được quy hoạch thành 3 khu vực kinh tế cửa khẩu với tổng diện tích hơn 30.000ha có tính chất là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Hiện nay, đã được quy hoạch một số phân khu chức năng phát triển thương mại – dịch vụ – logistics và sản xuất công nghiệp để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư đến tìm hiểu và khai thác.

Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 sẽ diễn ra trong hai ngày 17 và 18/12/2024 tại Đại học An Giang, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, với chủ đề: “Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng ĐBSCL – TP. HCM và cả nước, hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới”.

Mekong Connect 2024 với sự bảo trợ của Bộ NN&PTNT, Bộ KHCN, do UBND tỉnh An Giang và UBND TP. HCM đồng tổ chức và chủ trì. Cùng với đó là sự đồng hành của các tỉnh thành: Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang và Vĩnh Long.

Thủ tướng: Thiếu chính sách ưu đãi đột phá cho tăng trưởng xanh

Thủ tướng: Thiếu chính sách ưu đãi đột phá cho tăng trưởng xanh

Chuyển đổi xanh  - 7h
(VNF) - Theo Thủ tướng, thiếu chính sách ưu đãi, đầu tư mang tính đột phá nên chưa tạo được môi trường thuận lợi để huy động, thu hút nguồn lực cho tăng trưởng xanh.
Thủ tướng: Thiếu chính sách ưu đãi đột phá cho tăng trưởng xanh

Thủ tướng: Thiếu chính sách ưu đãi đột phá cho tăng trưởng xanh

(VNF) - Theo Thủ tướng, thiếu chính sách ưu đãi, đầu tư mang tính đột phá nên chưa tạo được môi trường thuận lợi để huy động, thu hút nguồn lực cho tăng trưởng xanh.

Gia tăng nguy cơ ‘tẩy xanh’, gây mất niềm tin về tài chính xanh

Gia tăng nguy cơ ‘tẩy xanh’, gây mất niềm tin về tài chính xanh

(VNF) - Việc thiếu khung pháp lý, các quy định và tiêu chí xác định dự án xanh không chỉ làm giảm hiệu quả trong phân bổ vốn mà còn tăng nguy cơ xuất hiện các trường hợp "greenwashing" (tẩy xanh), gây mất niềm tin trong hệ sinh thái tài chính xanh.

Thúc đẩy trái phiếu xanh: Chỉ ưu đãi thuế là chưa đủ

Thúc đẩy trái phiếu xanh: Chỉ ưu đãi thuế là chưa đủ

(VNF) - Để thúc đẩy thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam vốn đang còn quá khiêm tốn, chuyên gia FiinRatings khuyến nghị ngoài ưu đãi về thuế, còn cần thêm nhiều chính sách khác như hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách.

Ý kiến ( )
EU thực thi chính sách Xanh, hàng Việt đối mặt thách thức mới

EU thực thi chính sách Xanh, hàng Việt đối mặt thách thức mới

(VNF) - Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU đang đứng trước những thách thức mới đến từ Thỏa thuận Xanh Châu Âu. Trong đó có Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn của EU (CEAP).

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Logistics hiện đại, sản xuất xanh

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Logistics hiện đại, sản xuất xanh

(VNF) - Theo TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, để thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho khu thương mại tự do Đà Nẵng, cần coi đầu tư vào hạ tầng logistics hiện đại là yếu tố then chốt, phát triển bền vững và áp dụng các tiêu chuẩn môi trường cao là một yêu cầu quan trọng…

Khuôn khổ pháp lý kinh tế xanh: Việt Nam mới đi được 1/4 chặng đường

Khuôn khổ pháp lý kinh tế xanh: Việt Nam mới đi được 1/4 chặng đường

(VNF) - Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính, Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch SBLAW, đánh giá cao những nỗ lực xây dựng chính sách phát triển kinh tế xanh của Chính phủ nhưng công bằng mà nói, khuôn khổ pháp lý tăng trưởng xanh của Việt Nam mới đi được 1/4 chặng đường.

Vì sao TP. HCM cần có trung tâm khởi nghiệp xanh?

Vì sao TP. HCM cần có trung tâm khởi nghiệp xanh?

(VNF) - Theo TS Lê Thái Hà, việc hướng tới hình thành một trung tâm khởi nghiệp xanh không chỉ giúp TP. HCM tận dụng và phát huy các lợi thế riêng biệt mà còn đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững của thành phố và quốc gia.

Chuyển đổi xanh: Chậm chân lỡ cơ hội nhưng nhanh quá khó bán hàng

Chuyển đổi xanh: Chậm chân lỡ cơ hội nhưng nhanh quá khó bán hàng

(VNF) - Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cho rằng trong quá trình chuyển đổi xanh, doanh nghiệp nếu đi chậm có thể chạy gắng lên một chút nhưng đi nhanh quá chắc chắn thua, bởi sản phẩm xanh đắt đỏ và khó bán.

Cách nào thiết lập các chốt chặn chống 'tẩy xanh'?

Cách nào thiết lập các chốt chặn chống 'tẩy xanh'?

(VNF) - Trong bối cảnh tài chính xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo trong các nền kinh tế, hiện tượng “tẩy xanh” (greenwashing) đang nổi lên như một rào cản đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Xanh hoá ô tô: Ai đủ sức đầu tư hàng tỷ USD dài hạn?

Xanh hoá ô tô: Ai đủ sức đầu tư hàng tỷ USD dài hạn?

(VNF) - Đầu tư sản xuất ô tô điện cần tới hàng tỷ USD với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư. Đây là thách thức rất lớn của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam.

Chặn 'tẩy xanh': Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Chặn 'tẩy xanh': Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

(VNF) - Sự lan rộng của hiện tượng “tẩy xanh” trên phạm vi toàn cầu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển lành mạnh của thị trường tài chính xanh cũng như mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia. Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Nhận diện 'tẩy xanh': 'Bom nổ chậm' của kinh tế xanh

Nhận diện 'tẩy xanh': 'Bom nổ chậm' của kinh tế xanh

(VNF) - Từ việc mang cho các sản phẩm không thực sự thân thiện với môi trường một chiếc “mặt nạ xanh” đến việc gian lận để vượt qua các kỳ kiểm tra, hành vi “tẩy xanh” đang ngày càng trở nên tinh vi và khó nhận diện hơn.