Xanh hoá ô tô: Ai đủ sức đầu tư hàng tỷ USD dài hạn?

Anh Vũ - 29/09/2024 07:00 (GMT+7)

(VNF) - Đầu tư sản xuất ô tô điện cần tới hàng tỷ USD với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư. Đây là thách thức rất lớn của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam.

Chuyển đổi xanh ô tô gặp khó

Ước tính, cả nước có 6,5 triệu xe hơi, nếu mỗi chiếc xe hơi lưu thông trên đường được ví như một trạm phát thải di động, thì Việt Nam đang có gần 6,5 triệu trạm phát thải. Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Do đó, thay thế những trạm phát thải bằng xe điện xanh không những giải quyết vấn đề ô nhiễm, mà còn góp phần thực hiện mục tiêu bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 như cam kết của Chính phủ tại COP26.

Chuyển đổi xanh gặp khó.

Hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đưa ra đề xuất nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển xe điện như miễn, giảm lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký biển số đối với người sử dụng xe ô tô điện; thúc đẩy tiếp cận tín dụng, trợ giá trực tiếp cho người mua xe; ưu tiên phát triển xe ô tô điện tham gia kinh doanh vận tải và ưu đãi vốn vay đối với các doanh nghiệp vận tải chuyển đổi sử dụng ô tô điện và trợ giá cao hơn đối với xe buýt điện…

Tuy nhiên theo ông Võ Minh Lực, Giám đốc điều hành BYD Việt Nam, dù những chính sách này mang lại nhiều lợi ích, song việc chuyển đổi, phát triển giao thông xanh vẫn gặp nhiều khó khăn.

Các vấn đề bao gồm: quy hoạch trạm sạc tại các đô thị chưa hợp lý, làm khó cho nhà đầu tư; cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng đủ nhu cầu chuyển đổi của người dân; chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ xe động cơ truyền thống sang xe năng lượng mới chưa được triển khai mạnh mẽ, với lộ trình còn chưa rõ ràng...

Ông Lực cho rằng để phát triển giao thông xanh tại Việt Nam, cần xây dựng chương trình chuyển đổi sang sử dụng điện và năng lượng xanh cho nhiều loại phương tiện khác nhau. Điều này đòi hỏi việc khuyến khích và hỗ trợ người dân cũng như doanh nghiệp sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường hơn.

Đặc biệt, theo ông Lực, sự hợp tác giữa nhiều đơn vị là rất quan trọng để tiến xa hơn trong việc này. Sự đồng hành này sẽ giúp người dân dần thay đổi thói quen và thúc đẩy xu hướng di chuyển xanh ngày càng bền vững. Hơn nữa, việc xây dựng hệ thống hạ tầng phù hợp cũng sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng giao thông xanh hơn.

Chuyên gia kinh tế, TS Lê Xuân Nghĩa đánh giá Việt Nam có một thị trường lớn để có thể phát triển ô tô điện và xe máy điện, đồng thời cũng có nguồn tài nguyên đất hiếm để sản xuất pin.

Tuy nhiên, nhà nước và doanh nghiệp cần phải có chính sách và chiến lược phát triển dài hạn để làm giảm phát thải khí nhà kính, vừa phát triển ngành công nghiệp cơ khí chế tạo hùng mạnh, ứng dụng được cho cả tiêu dùng vận tải, vận chuyển và quốc phòng.

Mở cửa thị trường ô tô sẽ là trở ngại lớn

Theo các chuyên gia, sản lượng tiêu thụ xe điện tại Việt Nam được dự báo tăng trưởng bình quân 26% trong giai đoạn 2023-2032. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển xe điện vẫn gặp nhiều khó khăn.

Trong đó, khăn lớn nhất là tiếp cận nguồn vốn xanh bởi theo bộ phận nghiên cứu toàn cầu HSBC ước tính, chỉ riêng việc lắp đặt đủ hạ tầng sạc xe điện và công suất phát điện tái tạo đủ cho lượng xe điện mới theo dự báo cần khoảng 12,3 tỷ USD đầu tư giai đoạn 2024 - 2040.

Mở cửa thị trường ô tô sẽ là trở ngại lớn.

Theo TS Lê Xuân Nghĩa, để phát triển được ô tô điện, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn. Theo đó, cần phải có khối lượng tín dụng lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ, thậm chí hàng tỷ đô la Mỹ với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư.

Ông Nghĩa cho rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân hóa lớn với phần lớn là ngân hàng nhỏ cạnh tranh nhau khốc liệt và dựa trên nền tảng cho vay bất động sản hoặc thế chấp bằng tài sản là bất động sản.

“Tình hình này đã đẩy mặt bằng lãi suất lên cao mà các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là công nghiệp cơ khí chế tạo hiện nay không thể phát triển được cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Đặc biệt là công nghệ liên quan đến công nghiệp cơ khí chế tạo, trong đó có cả công nghệ phát triển ô tô điện”, ông Nghĩa nêu.

Nêu giải pháp cho vấn đề này, ông Nghĩa cho hay ở một số nước trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp ô tô thường duy trì hệ thống ngân hàng lớn đủ tiềm lực tài chính tài trợ cho phát triển công nghiệp nặng hoặc chính phủ bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay bên ngoài để phát triển ngành công nghiệp này.

Ông Nghĩa còn nhìn nhận việc mở cửa thị trường ngành công nghiệp ô tô hoàn toàn như hiện nay cũng là một trở ngại lớn cho công nghiệp ô tô nội địa.

“Tất nhiên đây là yêu cầu của toàn cầu hóa, tuy nhiên, kinh nghiệm của một số nước cho thấy chính sách của các chính phủ hỗ trợ mà không làm ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh. Ví dụ như tài trợ thông qua giá đất, mua sắm công như xe công vụ phải là xe điện nội địa, hoặc khuyến khích người tiêu dùng sử dụng xe điện nội địa, hoặc là sản phẩm của ngành công nghiệp nội địa nói chung”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Ngoài ra, theo ông Nghĩa, có thể thực hiện một số chính sách khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, phí cầu đường… cho các trạm sạc điện để đảm bảo doanh nghiệp có thể phát triển trạm sạc ở nhiều nơi.

Ông Đào Công Quyết, Trưởng tiểu ban truyền thông, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng chính phủ cần ban hành những chính sách, kế hoạch hành động cụ thể, theo lộ trình phù hợp với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, hỗ trợ chiến lược phát triển của các nhà sản xuất.

“Việt Nam cần tận dụng cơ hội phát triển trong xu thế “chuyển đổi xe điện hóa” của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới, góp phần giảm phát thải và thân thiện môi trường”, ông Quyết nêu.

Theo ông Quyết, trong ngắn hạn, VAMA cho rằng cần ưu đãi các dòng xe điện hóa (HEV, PHEV) nhằm cắt giảm khí CO2 trong giai đoạn chuyển đổi sang xe thuần điện (BEV). Trong dài hạn, chính phủ nghiên cứu sửa đổi tiêu chí tính thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, từ dựa trên dung tích xylanh sang phương pháp dựa trên mức phát thải CO2 kết hợp với dung tích xylanh.

Chậm chân 'xanh hóa', nguy cơ mất lợi thế toàn diện

Chậm chân 'xanh hóa', nguy cơ mất lợi thế toàn diện

Doanh nghiệp
(VNF) - Theo lãnh đạo Pro Sports, ngành dệt may Việt Nam vốn đã mất dần lợi thế cạnh tranh vì không phát triển theo chuỗi giá trị như sợi, dệt nhuộm mà chỉ tập trung vào may, nay, nếu các nhà máy không chịu đầu tư vào chuyển đổi xanh, ngành dệt may có thể mất lợi thế toàn diện.
Cùng chuyên mục
Đại hạ giá khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Đại hạ giá khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tân Hoàng Minh

(VNF) - Agribank hạ giá các khoản nợ liên quan con trai Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh mà ngân hàng đã rao bán nhiều lần nhưng chưa thành công.

Thu nhập trên 9 triệu không được vay ưu đãi, công nhân dễ sa vào tín dụng đen

Thu nhập trên 9 triệu không được vay ưu đãi, công nhân dễ sa vào tín dụng đen

(VNF) - Những quy định tại Thông tư 33/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 1/7/2024 khiến nhiều công nhân có thu nhập từ 9 triệu đồng/tháng khó khăn khi vay vốn lãi suất thấp tại Tổ chức Tài chính Vi mô (CEP).

Tổng công ty Thăng Long: Sử dụng tài liệu giả, bị loại khỏi gói thầu 300 tỷ

Tổng công ty Thăng Long: Sử dụng tài liệu giả, bị loại khỏi gói thầu 300 tỷ

(VNF) - Tổng công ty Thăng Long - CTCP vừa bị phát hiện sử dụng tài liệu giả để tham gia Gói thầu số 12 Thi công xây dựng công trình thuộc Dự án xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pa (Km13+800 - Km20+272) trị giá hơn 300 tỷ đồng tại tỉnh Lào Cai.

Trình Quốc hội quyết định lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

Trình Quốc hội quyết định lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương

(VNF) - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất về việc trình Quốc hội xem xét, quyết định thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương tại kỳ họp thứ 8.

Hàng loạt tỷ phú top đầu thế giới đi du thuyền đến Hạ Long dự hội

Hàng loạt tỷ phú top đầu thế giới đi du thuyền đến Hạ Long dự hội

(VNF) - Hàng trăm đại gia là triệu, tỷ phú châu Âu và châu Á sẽ dự Lễ hội “Nghệ thuật vì khí hậu” tại Hạ Long vào tháng 1/2025, nhiều người sẽ đến bằng du thuyền.

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

Bảo vệ CEO tỷ phú: Khoản chi lên tới hàng chục triệu USD/năm của các tập đoàn

(VNF) - Bảo vệ sự an toàn cho các CEO không còn là câu chuyện xa lạ đối với các tập đoàn lớn. Đặc biệt trong số đó, các công ty công nghệ được đánh giá là có khoản chi mạnh tay nhất khi sẵn sàng bỏ ra hàng triệu USD/năm chỉ để giữ cho CEO của họ không vướng vào nguy hiểm.

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

Loạt dự án hạ tầng nghìn tỷ thay đổi diện mạo huyện Đông Anh

(VNF) - Nhiều dự án hạ tầng sắp được triển khai tại huyện Đông Anh (Hà Nội) trong bối cảnh sắp lên quận trong năm 2025 kỳ vọng làm thay đổi diện mạo khu vực này.

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

Xô đổ kỷ lục, xuất khẩu sầu riêng thu khoản tiền lớn nhất lịch sử

(VNF) - Người dân Trung Quốc chi hàng tỷ USD mỗi năm mua sầu riêng còn Việt Nam trúng lớn nhờ xuất khẩu. Số tiền thu về từ bán loại quả này trong 9 tháng năm 2024 ước lên tới 2,5 tỷ USD, kỷ lục chưa từng có trong lịch sử.

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

Huy động tiền gửi 6%, vì sao ngân hàng phát hành TP lãi suất 8,2%/năm?

(VNF) - Nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu với lãi suất cao hơn gửi tiết kiệm, có ngân hàng tới 8,2%/năm nhằm đảm bảo nguồn vốn, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.