Ngành dệt may:

Chậm chân 'xanh hóa', nguy cơ mất lợi thế toàn diện

Ngọc Thu - Thứ năm, 26/09/2024 15:00 (GMT+7)

(VNF) - Theo lãnh đạo Pro Sports, ngành dệt may Việt Nam vốn đã mất dần lợi thế cạnh tranh vì không phát triển theo chuỗi giá trị như sợi, dệt nhuộm mà chỉ tập trung vào may, nay, nếu các nhà máy không chịu đầu tư vào chuyển đổi xanh, ngành dệt may có thể mất lợi thế toàn diện.

Đi trước nhưng đi chậm

Trong những năm gần đây, các vấn đề về giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải nhà kính được quan tâm hơn bao giờ hết khi thay đổi khí hậu trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Xu hướng tiêu dùng xanh được chú trọng, đòi hỏi các nhà sản xuất phải chuyển mình, không chỉ cho ra đời những sản phẩm xanh, mà còn đòi hỏi quy trình sản xuất đồng thời xanh hoá.

Dệt may - một trong những ngành sản xuất lớn nhất toàn cầu cũng không nằm ngoài xu hướng này. Một số quốc gia châu Âu đã bắt đầu xây dựng những chế tài liên quan đến việc phát thải carbon trong chuỗi giá trị của các nhãn hàng, do đó các tập đoàn lớn và các nhãn hàng thời trang quốc tế đã đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe về môi trường đối với các nhà cung cấp ở các “công xưởng thế giới”, bắt đầu tìm đến những nhà máy có chứng chỉ xanh như LEED của Mỹ.

Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Phan Chính Quý, Tổng giám đốc Tập đoàn Pro Sports, cho biết Việt Nam tiếp cận khá sớm với các tiêu chuẩn xanh nhưng việc triển khai lại khá chậm. “Trước năm 2016, Việt Nam có khoảng 20 doanh nghiệp dệt may có chứng chỉ xanh. Tuy nhiên đến năm 2023, số lượng doanh nghiệp có chứng chỉ xanh chỉ dừng lại ở mức dưới 30 đơn vị, trong khi Bangladesh dù xếp sau chúng ta ở thời điểm trước năm 2016 nhưng đến nay đã có hơn 100 doanh nghiệp đạt chứng chỉ này”, ông Quý cho biết.

Dù đi sớm, nhưng lại đi chậm trong việc xanh hóa đã dẫn đến việc để tuột mất đơn hàng vào tay các quốc gia đối thủ trong ngành dệt may. Theo đó, năm 2023, trong bối cảnh cầu trên thế giới sụt giảm, ảnh hưởng đến số lượng đơn hàng dệt may của Việt Nam, việc ít doanh nghiệp có chứng chỉ xanh đã làm các đơn hàng dịch chuyển sang Bangladesh - quốc gia đầu tư vào xanh hóa ngành dệt may rất mạnh mẽ. Nhờ đó, Bangladesh có cú “lội ngược dòng” ngoạn mục khi vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu dệt may, đẩy Việt Nam quay trở lại vị trí thứ 3.

Được biết, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 vào năm 2021, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19, cũng như tận dụng tốt đơn hàng xuất khẩu đồ bảo hộ, đồ phòng chống dịch bệnh.

Giới chuyên gia đánh giá câu chuyện mất đơn hàng vì chậm chuyển đổi xanh là kinh nghiệm xương máu của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Theo ông Phan Chính Quý, nếu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không quyết liệt chuyển đổi xanh, trong tương lai gần khi các quốc gia áp dụng chứng chỉ carbon, các nhãn hàng sẽ buộc phải tìm đến các nhà máy xanh để giảm lượng carbon trong sản phẩm. Khi đó, hàng triệu công nhân ngành dệt may có nguy cơ thiếu việc làm, Việt Nam cũng có thể sẽ mất đi vị trí thứ 2, thứ 3 về xuất khẩu dệt may trên thế giới. Tổng giám đốc Pro Sports cho biết, hiện nay một số lĩnh vực như sản xuất thép, xi măng,… đã bắt đầu bị áp thuế carbon, và tương lai gần ngành dệt may cũng sẽ áp dụng.

Mất lợi thế toàn diện nếu không xanh hoá

Ngành dệt may là một trong những trụ cột xuất khẩu của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia nhờ nhiều lợi thế cạnh tranh như lao động rẻ, nguồn nhân công dồi dào, vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên dồi dào, thương mại xuyên biên giới ổn định,… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, giới chuyên gia đánh giá, ngành dệt may phải đối mặt với nhiều thách thức, khiến lợi thế cạnh tranh dần mất đi.

Theo đó, lãnh đạo các doanh nghiệp dệt may cho biết chi phí tiền lương công nhân may mặc của Việt Nam đang cao hơn nhiều so với Bangladesh. Nước bạn cũng đã đầu tư được công nghệ 4.0, tự động hoá cho ngành doanh nghiệp, trong khi đa số máy móc, công nghệ của Việt Nam vẫn đang ở mức truyền thống.

Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định Việt Nam vẫn đang đứng đầu về khả năng sản xuất sản phẩm đa dạng và nhanh chóng nhờ đầu tư máy móc và tay nghề cao. Tuy nhiên, về dài hạn, các quốc gia khác có khả năng bắt kịp và lợi thế trên sẽ giảm dần. Theo đó, số liệu của VDSC cho thấy so với năm 2020, chỉ có Việt Nam là Trung Quốc giảm điểm lợi thế cạnh tranh, trong khi các quốc gia khác đều đang tăng dần.

Theo ông Phan Chính Quý, hiện ngành dệt may Việt Nam đang bị cạnh tranh rất quyết liệt từ Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia và Ấn Độ. “Chúng ta mất lợi thế cạnh tranh vì không phát triển theo chuỗi giá trị như sợi, dệt nhuộm mà chỉ tập trung vào may. Nếu các nhà máy của chúng ta không chịu đầu tư vào chuyển đổi xanh, chúng ta có thể mất lợi thế toàn diện. Tôi cho rằng nếu tập trung vào may mặc, thì cũng nên chú trọng vào xây dựng và chuyển đổi sản xuất theo mô hình xanh hoá, để tạo ra lợi thế cạnh tranh”, Tổng giám đốc Pro Sports nói.

Vị lãnh đạo này cũng cho biết, chuyển đổi xanh đang là xu thế tất yếu của thế giới, do đó các doanh nghiệp dệt may phải chuyển đổi càng sớm càng tốt để gia tăng lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác. Đồng thời, chuyển đổi xanh cũng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, hưởng ứng cam kết của Việt Nam với thế giới về việc đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025.

Dù vậy, việc chuyển đổi xanh cũng đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn, tiêu tốn nhiều chi phí hơn, làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp dệt may. Theo ông Phan Chính Quý, để ngành dệt may chuyển đổi xanh thành công, cần có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý, đặc biệt về vấn đề tín dụng xanh. “Hiện nay chúng tôi chưa có hướng dẫn cụ thể để tiếp cận nguồn tín dụng này, do đó vẫn phải sử dụng các nguồn vốn thông thường”, lãnh đạo Pro Sports cho biết.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành dệt may đang chi khoảng 3 tỷ USD mỗi năm cho tiêu thụ năng lượng, chiếm khoảng 8% nhu cầu năng lượng của toàn bộ ngành công nghiệp. Ngành dệt may cũng đang phát thải khoảng 5 triệu tấn CO2 mỗi năm. FPT Digital đánh giá dệt may là một trong những ngành tác động tiêu cực nhất lên môi trường, chỉ sau ngành sản xuất xi măng và thép.

Đối thủ Bangladesh bất ổn, dệt may Việt Nam đón cơ hội vàng

Đối thủ Bangladesh bất ổn, dệt may Việt Nam đón cơ hội vàng

Doanh nghiệp  - 7h
(VNF) - Ngành dệt may Việt Nam đang chứng kiến những dấu hiệu khởi sắc nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý II và những lợi thế từ yếu tố bên ngoài. Đặc biệt, sự gián đoạn trong ngành may mặc Bangladesh đã mở ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Dệt may Hoà Thọ: Nợ tăng cao và tồn kho nhiều lên

Dệt may Hoà Thọ: Nợ tăng cao và tồn kho nhiều lên

(VNF) - Theo báo cáo tài chính quý II/2024, Tổng công ty cổ phần Dệt may Hoà Thọ có doanh thu đạt 1.014 tỷ đồng, tăng nhẹ 52 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, lợi nhuận gộp thu về 141 tỷ đồng.

Quý II bùng nổ: Hoa Sen, Dệt may Thành Công... lợi nhuận tăng hàng chục lần

Quý II bùng nổ: Hoa Sen, Dệt may Thành Công... lợi nhuận tăng hàng chục lần

(VNF) - Trước thềm công bố báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết, Công ty Chứng khoán SSI đã tiết lộ một số dự báo về lợi nhuận của các doanh nghiệp trong danh mục theo dõi.

'Đại gia' Trung Quốc tham vọng mua đứt Nhà máy Dệt may Thời Đại ở Quảng Trị

'Đại gia' Trung Quốc tham vọng mua đứt Nhà máy Dệt may Thời Đại ở Quảng Trị

(VNF) - Công ty TNHH Đồ dùng thể thao Tân Sinh Việt Nam đang đề xuất mua lại 100% cổ phần vốn góp của Công ty TNHH Dệt may Thời Đại tại Cụm công nghiệp Đông Ái Tử - Quảng Trị.

Ý kiến ( )
Trung Quốc 'thống trị' năng lượng gió và mặt trời

Trung Quốc 'thống trị' năng lượng gió và mặt trời

(VNF) - Một nghiên cứu mới được công bố cho thấy gần 2/3 các nhà máy điện gió và điện mặt trời lớn đang được xây dựng trên toàn cầu đều ở Trung Quốc.

 Gom gió tạo điện: Nên làm gì để không phí 'lộc trời ban'?

Gom gió tạo điện: Nên làm gì để không phí 'lộc trời ban'?

(VNF) - Quy hoạch điện VIII đã đưa ra tầm nhìn đầy tham vọng cho ngành điện gió ngoài khơi đến năm 2030 tại Việt Nam. Để hiện thực hóa tham vọng này, Việt Nam cần nhanh chóng triển khai những giải pháp đột phá và quyết liệt hơn. Đây là thời điểm quyết định!

'Thiếu các quy định rõ ràng, đại bàng sẽ rời đi'

'Thiếu các quy định rõ ràng, đại bàng sẽ rời đi'

(VNF) - Ông Darryl J. Dong - Đại diện Cấp cao Phụ trách Văn phòng TP.HCM, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) cho rằng: Việc thiếu các quy định rõ ràng không chỉ khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn mà còn làm “đại bàng” – tập đoàn lớn rời đi. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Nhiều tập đoàn lớn đã đến Việt Nam với mong muốn đầu tư, nhưng vì thiếu các quy định cụ thể nên họ đã quyết định rút lui.

Điện khí và điện gió ngoài khơi vẫn còn rất 'xa bờ'

Điện khí và điện gió ngoài khơi vẫn còn rất 'xa bờ'

(VNF) - Theo các chuyên gia, việc hiện thực hóa các dự án nguồn điện khí, khí LNG và điện ngoài khơi vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc do thiếu cơ chế chính sách, dẫn đến nguy cơ không đảm bảo tốc độ phát triển các dự án.

Bình Định: Đấu thầu chọn nhà đầu tư loạt khu đô thị, nhà máy điện gió

Bình Định: Đấu thầu chọn nhà đầu tư loạt khu đô thị, nhà máy điện gió

(VNF) - Bình Định công bố danh mục 29 khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu triển khai các dự án, trong đó có nhiều dự án khu đô thị, nhà ở xã hội…

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

Chuyển đổi kép nền kinh tế: 'Vừa xanh lại vừa số'

(VNF) - Việt Nam là quốc gia xuất khẩu, tham gia rất sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sẽ đi tiên phong trong chuyển đổi kép xanh – số, đồng hành cùng các đối tác tài chính, ngân hàng về nguồn vốn thực thi chuyển đổi kép.

'Tăng trưởng xanh chưa được bao nhiêu, kinh tế tuần hoàn mới manh nha'

'Tăng trưởng xanh chưa được bao nhiêu, kinh tế tuần hoàn mới manh nha'

(VNF) - Chuyên gia cho rằng, nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tăng trưởng theo chiều rộng. Tăng trưởng xanh hầu như chưa thực hiện được bao nhiêu; kinh tế tuần hoàn mới manh nha, chưa phát triển. Kinh tế biển xanh còn đang ở dạng tiềm năng.

Làn sóng ô tô điện: Thay đổi cuộc chơi trên thị trường taxi

Làn sóng ô tô điện: Thay đổi cuộc chơi trên thị trường taxi

(VNF) - Sự xuất hiện của Xanh SM đã tác động mạnh mẽ tới thị trường taxi tại Việt Nam khi đã hình thành 3 loại hình gồm: taxi truyền thống, taxi công nghệ và taxi điện. Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền thống đang có xu hướng chuyển đổi từ xe chạy xăng, dầu sang sử dụng xe điện.

Xanh hoá ô tô: Ai đủ sức đầu tư hàng tỷ USD dài hạn?

Xanh hoá ô tô: Ai đủ sức đầu tư hàng tỷ USD dài hạn?

(VNF) - Đầu tư sản xuất ô tô điện cần tới hàng tỷ USD với lãi vay thấp và kỳ hạn vay dài cho một lần đầu tư. Đây là thách thức rất lớn của các doanh nghiệp ô tô ở Việt Nam.