Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Đây là một trong những nội dung quan trọng tại Công điện số 20/CĐ-UBND ngày 6/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc tăng tốc kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Công điện nêu rõ mục tiêu trước ngày 15/9 là nhanh chóng kiểm soát tình hình dịch bệnh Covid-19 để thành phố vào nhóm kiểm soát tốt dịch bệnh theo tiêu chí của Bộ Y tế.
Để thực hiện được mục tiêu trên, thành phố sẽ thực hiện theo nguyên tắc: phân loại các vùng theo mức độ nguy cơ và có biện pháp phù hợp với từng vùng để “bảo vệ vững chắc vùng xanh”, “xanh hóa vùng vàng”, “thu hẹp vùng đỏ”; xét nghiệm diện rộng thần tốc 100% người dân trên toàn bộ địa bàn thành phố để bóc tách nguồn bệnh ra khỏi cộng đồng.
Thành phố cũng hoàn thành tiêm chủng mũi 1 vaccine phòng Covid-19 cho 100% người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn trước ngày 15/9 trên cơ sở số vaccine được phân bổ của Bộ Y tế. Căn cứ vào số đối tượng xét nghiệm, tiêm vaccine trên địa bàn, thành phố tăng cường tối đa các điểm lấy mẫu, điểm tiêm và lực lượng lấy mẫu, tăng cường tiêm ngoài giờ, vào buổi tối để đảm bảo hoàn thành tiến độ của thành phố.
Các địa phương tạo điều kiện tối đa cho người dân đảm bảo các sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo an sinh xã hội và nhu cầu thiết yếu khác; hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn đảm bảo quy định phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo không đứt gãy chuỗi sản xuất, lưu thông hàng hóa.
Cùng với đó là khởi động ngay việc phục hồi và thúc đẩy kinh tế tại các vùng xanh, vùng vàng và tiến tới trên toàn địa bàn thành phố từ ngày 15/9. Người đứng đầu chính quyền các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về tiến độ thực hiện và báo cáo ngay Chủ tịch UBND thành phố, người đứng đầu Sở Chỉ huy thành phố khi có khó khăn, vướng mắc, vượt thẩm quyền.
Savills mới đây đã công bố báo cáo đáng chú ý về giá bất động sản tại các thành phố lớn trên thế giới.
Theo báo cáo, với thị trường Hà Nội, trong những tháng đầu năm 2021, Savills cũng ghi nhận những hoạt động tích cực, với giá chào bán sơ cấp trung bình đối với loại hình căn hộ tăng 11% theo năm. Trong khi đó, giá thứ cấp biệt thự và nhà liền kề tăng khoảng 7%/năm. Sự tăng trưởng về giá này được nhận định là do nguồn cung hạn chế, cơ sở hạ tầng được cải thiện và tiêu chuẩn phát triển cao hơn của các dự án tại đây.
Về triển vọng thị trường những tháng cuối năm 2021, bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu, Savills Hà Nội cho biết: “Đối phân khúc căn hộ, đất nền, do dịch bệnh còn đang diễn biễn phức tạp nên tình hình thị trường bất động sản các tháng cuối năm sẽ chậm hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên do là các chủ đầu tư, các nhà đầu tư đều giữ tâm lý thận trọng trong việc tung bán cũng như các quyết định đầu tư. Giá được dự báo sẽ không giảm mặc dù đang có áp lực gia tăng về dòng tiền và việc chi trả của các nhà đầu tư".
Nhận định về thị trường nhà sau dịch, bà Hằng đánh giá: “Nhìn chung, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động thị trường được dự báo sẽ sôi động hơn. Hiện nay, trên thị trường Hà Nội, các sản phẩm nhà ở với khoảng giá từ 35 - trên 40 triệu đồng/m2 đang nhiều hàng và cũng đang bán được với số lượng nhiều nhất, với lượng tiêu thụ dẫn đầu tính đến thời điểm nửa đầu năm 2021. Nguồn cung căn hộ dưới mức giá này hiện đang chiếm tỷ trọng ít hơn, ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng. Trong khi đó, căn hộ cao cấp với mức giá trung bình từ 75 - 80 triệu đồng trở lên không nhiều, tốc độ bán cũng chậm hơn các khoảng giá khác”.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, khẳng định: “Thị trường vẫn tồn tại những lợi thế nền tảng về nhân khẩu học cũng như sự gia tăng trong vốn sở hữu cá nhân. Do đó, điểm tích cực là nhu cầu đối với bất động sản nhà ở vẫn được ghi nhận khá tốt. Dù thời điểm hiện tại có những hạn chế nhất định, các chủ đầu tư cũng như nhà đầu tư cá nhân đang tận dụng khoảng thời gian này để chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch kinh doanh sau khi thị trường được mở cửa trở lại, để các hoạt động có thể quay lại trạng thái bình thường nhanh nhất có thể”.
Tính đến ngày 31/8, Hà Nội đã tiếp nhận giấy gia hạn đối với doanh nghiệp thuế giá trị gia tăng là 29.084 người nộp thuế với số tiền đề nghị gia hạn là 8.278 tỷ đồng, tăng 30% so với thời điểm ngày 28/7, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, đối với tiền thuê đất, thành phố đã tiếp nhận 1.351 người nộp thuế (số điểm đất là 1.680) với số tiền đề nghị gia hạn là 1.044 tỷ đồng, tăng 17% so với thời điểm ngày 28/7/2021, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Đối với cá nhân kinh doanh, cơ quan thuế Hà Nội đã tiếp nhận giấy gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân với cá nhân kinh doanh là 660 hộ với số tiền đề nghị gia hạn 20,3 tỷ đồng, tăng 150% so với thời điểm ngày 28/7/2021, bằng 38% so với cùng kỳ năm 2020.
Dự kiến, số thuế và tiền thuê đất còn được gia hạn là 13.200 tỷ đồng, trong đó, thuế giá trị gia tăng tháng 3 đến tháng 8 và quý I, II năm 2021 khoảng 5.730 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý I/2021 là 6.250 tỷ đồng, tiền thuê đất kỳ 1/2021 là 1.200 tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân của hộ cá nhân, kinh doanh là 20 tỷ đồng.
Nếu tính cả 5.734 tỷ đồng số thuế tạm nộp quý I/2021 được gia hạn nhưng đến hạn và đã nộp vào ngân sách trong tháng 7/2021 thì tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn đến thời điểm 31/8/2021 là 18.937 tỷ đồng.
Theo khảo sát xã hội học mới đây, tỷ lệ người dân chủ sở hữu căn hộ chung cư cũ đồng thuận cải tạo chiếm từ 63- 95%, nhưng yêu cầu của các chủ sở hữu với hệ số bồi thường (K) diện tích tái định cư tại chỗ rất lớn, bất hợp lý. Cụ thể, khu tập thể Thành Công, tỷ lệ đồng thuận đạt 95%, các hộ dân yêu cầu hệ số K>2 chiếm từ 89- 92%; Khu Tập thể Giảng Võ, Ngọc Khánh có tỷ lệ đồng thuận đạt 70%, các hộ dân yêu cầu hệ số K từ 1,5 tới trên 2,5 chiếm đến 96,2%...
Theo dự thảo Đề án Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội, khó khăn lớn nhất trong cải xây dựng mới chung cư cũ là giải phóng mặt bằng (GPMB), Nhà nước không quy định cụ thể việc thu hồi đất, bồi thường GPMB và cho các bên tự thỏa thuận. 14 dự án đang triển khai khảo sát ý kiến của các chủ sở hữu, hầu hết các chủ sở hữu yêu cầu hệ số bồi thường TĐC tại chỗ quá lớn (K>2-2,5), bất hợp lý. Do trước đây chưa có quy định về hệ số bồi thường tối đa cho phép, dẫn đến nhà đầu tư không thể thống nhất được với chủ sở hữu căn hộ.
Nghị định 69 đã giải được bài toán GPMB, trong đó quy định chi tiết phương án hỗ trợ, bồi thường, tạm cư; Phương án bồi thường lập trên cơ sở quy hoạch được duyệt; Quy định các hình thức tái định cư khi tại địa điểm cũ không xây dựng lại nhà chung cư... Dự kiến UBND thành phố lập Hội đồng thẩm định trước ngày 15/12/2021 để xem xét phê duyệt chi tiết phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên cơ sở quy định tại Nghị định 69: Hệ số K bồi thường từ 1 đến 2 lần diện tích sử dụng căn hộ cũ, theo nguyên tắc K giảm dần vào khu vực nội đô.
Hiện nay, Sở Xây dựng Hà Nội đang nghiên cứu lập Kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, dự kiến hoàn thành trước ngày 15/12/2021. Kế hoạch sẽ bao gồm: Lập danh mục chung cư cũ cần thực hiện cải tạo; Lựa chọn một số chung cư cũ triển khai có tính khả thi trong giai đoạn 2021- 2025; Xác định tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư, tiến độ khởi công và thời hạn hoàn thành của từng dự án. Cụ thể, với chung cư cũ (đợt 1) hoàn thành kiểm định và lập quy hoạch chi tiết trong quý II hoặc quý III/2022 và có thể tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện trong quý IV/2022, dự kiến khởi công trong quý I, quý II/2023, thời hạn hoàn thành trong khoảng 2-3 năm.
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành thông báo kết luận chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh tại cuộc họp với Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an về nội dung liên quan đến việc cấp và quản lý giấy đi đường phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo đó, Bộ Công an sẽ phối hợp, hỗ trợ thành phố Hà Nội triển khai 4 phần mềm ứng dụng trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn, bảo đảm điều chỉnh việc cấp giấy đi đường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Thường vụ Thành ủy, khắc phục nội dung còn bất cập trong việc cấp giấy đi đường.
Đồng thời, các phần mềm cũng bảo đảm nguyên tắc cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; các phần mềm ứng dụng chặt chẽ, đồng bộ, liên thông với việc quản lý dữ liệu dân cư quốc gia; để có cơ sở thống nhất trong việc triển khai các nhiệm vụ không chỉ trong giai đoạn phòng, chống dịch, mà còn phục vụ công tác quản lý, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh trật tự xã hội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tiếp theo.
Theo đó, 4 phần mềm này gồm: quản lý công dân vùng dịch, quản lý công dân nghi nhiễm Covid-19, quản lý tiêm chủng và quản lý công dân diện chính sách được hỗ trợ do dịch bệnh Covid-19.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.