Shark Bình: 'Hà Nội cần bỏ giấy tờ và dấu đỏ 0.4 trong thời đại 4.0 trên mẫu giấy đi đường mới'

Tuệ Lâm - 06/09/2021 13:32 (GMT+7)

(VNF) - Chủ tịch Tập đoàn NextTech Nguyễn Hòa Bình cho rằng Hà Nội cần bỏ ngay tư tưởng giấy tờ và dấu đỏ 0.4 trong thời đại công nghệ 4.0 trên mẫu giấy đi đường mới, áp dụng từ ngày 6/9.

VNF
Chủ tịch Tập đoàn NextTech Nguyễn Hòa Bình.

Theo ông Bình, trên các mạng xã hội và báo chí mấy ngày qua có nhiều than phiền và góp ý về phương pháp luận và cách tổ chức chống dịch của Hà Nội, thậm chí còn có quan điểm cho rằng đợt bùng phát này đã làm lộ ra nhiều bất cập của thành phố.

Là chủ tịch của một tập đoàn công nghệ, ông Bình cho rằng Hà Nội cần bỏ ngay tư tưởng giấy tờ và dấu đỏ 0.4 trong thời đại công nghệ 4.0 trên mẫu giấy đi đường mới, từ đó tiết kiệm được nhiều ngân sách đầu tư của nhà nước cũng như thời gian công sức của bộ máy công quyền và toàn xã hội.

Theo Chủ tịch Tập đoàn NextTech, điểm mới trên mẫu giấy đi đường lần này là QR-Code và Hà Nội sẽ trang bị nhiều máy tính, máy in (để in giấy đi đường) và camera quét mã (để kiểm tra giấy đi đường), nhưng những đầu tư này là cồng kềnh, lãng phí và hoàn toàn không cần thiết.

Thứ nhất về máy tính, ông Bình cho rằng hầu như cán bộ, chiến sỹ nào tham gia chống dịch cũng có điện thoại thông minh, có thể làm thay mọi chức năng của máy tính, miễn là có một website hay ứng dụng kiểm soát giấy đi đường do thành phố cung cấp.

Về máy in, ông Bình cho rằng giấy đi đường đơn giản có thể chỉ là một mã QR-Code dưới dạng hình ảnh, hoặc link gửi trực tiếp về email, hoặc tin nhắn điện thoại, hoặc Zalo của người được cấp.

Về camera quét mã, theo ông Bình, thông qua các ứng dụng hoặc website kiểm soát giấy đi đường ở mục, bất kỳ cán bộ, chiến sỹ nào cũng có thể dùng điện thoại thông minh để quét mã QR-Code giấy đi đường của dân và mọi thông tin về giấy đi đường được cấp sẽ được hiển thị rõ.

Đặc biệt, về dấu đỏ, ông Bình cho rằng đây là đỉnh cao của 0.4 trong thời đại 4.0. Không chỉ phát sinh các chi phí không cần thiết, mà còn "đổ sông đổ bể" tính tiện ích phi giấy tờ mà công nghệ mang lại, khiến cán bộ cũng khổ vì phải xử lý in ấn dấu má, dân càng khổ vì đi lại xin giấy tờ.

"Như vậy việc cấp giấy bị 'tắc cổ chai' vì giấy tờ và dấu má, gây tốn kém chi phí và lãng phí thời gian công sức của xã hội, trong khi không giải quyết được vấn đề gì hơn nếu xử lý hoàn toàn bằng công nghệ phi giấy tờ", ông Bình nhấn mạnh.

Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.