'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, khu kinh tế Vũng Áng của tỉnh Hà Tĩnh được quy hoạch 4 dự án nhà máy nhiệt điện than gồm nhiệt điện Formosa, Vũng Áng I, Vũng Áng II và trung tâm điện lực Vũng Áng 3 - Hà Tĩnh (gồm 2 nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3.1 và nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 3.2).
Hiện nay, dự án nhiệt điện Vũng Áng I (1.200MW) và nhiệt điện Formosa (650MW) đã đi vào vận hành, khai thác với tổng công suất là 1.850MW (trong quy hoạch là 2.450MW); Dự án nhà máy Nhiệt điện II (1.200MW) đang thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, chuẩn bị thi công.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết, sau khi BCG (đơn vị tư vấn quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050) khảo sát, nghiên cứu đánh giá sức chịu tải của môi trường khu vực khu kinh tế Vũng Áng thì nhận thấy: sự cố môi trường biển năm 2016 đã để lại hậu quả nặng nề đối với kinh tế - xã hội và môi trường của tỉnh Hà Tĩnh.
Ngoài ra, khi dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II đi vào hoạt động thì tổng công suất điện than tại khu kinh tế là 3.050MW, cùng với khu liên hợp gang thép lớn nhất khu vực với 15 triệu tấn/năm sẽ gây áp lực rất lớn về môi trường, xử lý xỉ đối với khu kinh tế Vũng Áng.
"Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc phải tính đến sức chịu tải của môi trường tại khu kinh tế Vũng Áng và vùng phụ cận. Do đó, việc đề xuất chuyển đổi điện than sang điện khí với dự án trung tâm điện lực Vũng Áng 3 là hết sức cần thiết", Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải nhận định.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, trong báo cáo làm việc với Thủ tướng Chính phủ ngày 10/3/2020, tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương “cho phép Hà Tĩnh chuyển đổi dự án trung tâm điện lực Vũng Áng 3 tại khu kinh tế Vũng Áng sử dụng than sang sử dụng khí và nâng công suất để đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư”.
Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận tại Thông báo số 92/TB-VPCP ngày 12/3/2020 của Văn phòng Chính phủ về kiến nghị của Hà Tĩnh nêu trên: “Trong khi chưa hoàn thành lập Quy hoạch điện VIII, Bộ Công Thương xem xét theo Quy hoạch điện VII, đảm bảo yêu cầu công khai, minh bạch, đồng bộ và hiệu quả chung, hỗ trợ cho tỉnh thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ”.
Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ nêu trên, tỉnh Hà Tĩnh đã 3 lần có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị xem xét thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh quy hoạch dự án trung tâm điện lực Vũng Áng 3 sử dụng than sang khí LNG và nâng công suất nhà máy, nhưng tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa nhận được phản hồi từ bộ này.
Với mục tiêu xây dựng khu kinh tế Vũng Áng thành trung tâm công nghiệp, điện lực và cảng nước sâu của khu vực miền Trung và cả nước, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục có văn bản số 3500/UBND-KT2 ngày 8/6/2021 đề nghị Bộ Công Thương xem xét, thẩm định điều chỉnh, bổ sung dự án trung tâm điện lực Vũng Áng 3 từ sử dụng nhiên liệu than sang khí LNG và nâng công suất từ 2.400MW lên 4.500MW trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trước đó, dự án trung tâm điện lực Vũng Áng 3 đã có nhiều nhà đầu tư có văn bản chính thức đề xuất với tỉnh Hà Tĩnh khảo sát, nghiên cứu đầu tư chuyển đổi sang sử dụng khí LNG như: Công ty Cổ phần Tập đoàn T&T; Tập đoàn Vingroup; Liên danh Công ty TNHH Siemens Gas & Power (CHLB Đức) - Công ty Samsung C&T (Hàn Quốc); Tổng công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng…
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.