Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chiều tối 8/8, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Cục Quản lý xây dựng công trình, Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức cuộc họp nghe báo cáo nguyên nhân bước đầu khiến nước tại công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (thuộc huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) chuyển màu bất thường và bốc mùi hôi thối.
Tại cuộc họp, ông Hồ Huy Thành - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, cho biết qua các kết quả quan trắc xác định nguyên nhân hàm lượng sắt cao vượt giá trị giới hạn trong các đợt lấy mẫu khu vực lòng hồ Ngàn Trươi. Cụ thể, tại xã Hương Quang có các điểm chứa quặng Pirit (FeS2 - có chứa hàm lượng sắt và lưu huỳnh cao) phân bố trong đá phiến sét, phiến sét than, tại xã Hương Điền có quặng Pirit xâm tán trong các mạch thạch anh có chứa quặng vàng.
“Bên cạnh đó, đặc điểm của vùng Vũ Quang có nhiều sắt, xung quanh công trình thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang trong phạm vi không lớn (5 xã) nhưng có đến 6 mỏ nhỏ quặng sắt”, ông Thành thông tin.
Bước đầu nhận định nước ở đập Dâng chuyển màu, nguyên nhân một phần là do trong nước có hàm lượng Fe (III) hydroxit và một số muối Fe (III) khá cao.
Trong đó, các thông số như: BOD5 vượt 1,2 đến 1,63 lần; COD vượt 1,06 đến 1,86 lần; TSS vượt từ 2,06 đến 5,43 lần; Amoni (NH4+) vượt từ 1,03 đến 3,6 lần; Fe vượt từ 2 đến 10,35 lần; Mn vượt từ 1,05 đến 2,15 lần; ngày 28/7 (tầng đáy) vượt 1,2 lần. Nước ở Khe Trươi, ngoài Fe và Mn có biểu hiện giống ở đập dâng Vũ Quang và ở hồ Ngàn Trươi (vượt 1,1 đến 3,3 lần) thì chỉ có TSS vượt từ 2,8 đến 5,13 lần và COD vượt 1,06 lần.
Về nguyên nhân nước có màu và mùi hôi tanh, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh nhận định do khu vực đáy lòng hồ Ngàn Trươi còn nhiều xác thực vật đang bị phân hủy yếm khí nên nước ở tầng đáy có chứa nhiều hợp chất hữu cơ. Các hợp chất hữu cơ trong nước tầng đáy lòng hồ Ngàn Trươi chủ yếu là các hợp chất hữu cơ bền, khó phân hủy bằng sinh học và hóa học...
“Mùi tanh, hôi là do khí sinh ra trong quá trình phân hủy yếm khí ở tầng đáy như sunfua, amoniac v.v.. ở điều kiện pH thấp tồn tại ở dạng ion hòa tan, khi chuyển qua đập dâng do điều kiện (pH, DO tăng cao) nên chuyển sang dạng khí sufua, amoniac hòa tan trong nước, khi nhiệt độ tăng thì bay hơi và phát tán vào môi trường không khí gây mùi”, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh nhận định.
Báo cáo của Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 Bộ NN&PTNT cho rằng: Hàm lượng Fe trên lòng dẫn Vũ Quang có thể là một tác nhân, Fe (III) trải qua quá trình thủy phân để trở thành Hydroxit Sắt làm nước chuyển màu.
Nhận định về các tác nhân lớn gây ra hàm lượng Fe trong lòng dẫn Vũ Quang tăng, theo đại diện Ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là do lượng sắt từ Nhà máy chế biến quặng sắt Vũ Quang gặp mưa, tự oxy hóa chảy theo khe Trươi đổ về lòng dẫn Vũ Quang.
Theo ông Thịnh, để xác định hàm lượng sắt trong nước cao xuất phát từ đâu, đơn vị này đã khảo sát tại khu vực khe Trươi, phát hiện tại đây có Nhà máy chế biến quặng sắt Vũ Quang đã dừng hoạt động nhiều năm. Nhà máy này hiện còn có khoảng 80.000 tấn quặng sắt thô đã nghiền thành cám được chất thành từng đống để ngoài trời, không che đậy, không vây kín xung quanh. Hệ thống xử lý nước thải, nước mặt, máy móc thiết bị hoang phế.
Tại cuộc họp, nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học cũng nhận định, việc hàm lượng Fe trong lòng dẫn Vũ Quang tăng xuất phát từ nguồn sắt ở thượng nguồn khe Trươi là có cơ sở, tuy nhiên cần phải theo dõi thêm.
Ông Nguyễn Thiều Quang, Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang lại cho rằng, nhà máy chế biến quặng sắt Vũ Quang đã ngừng sản xuất từ nhiều năm nay, các năm trước trên địa bàn cũng xảy ra nhiều đợt mưa lớn, tuy nhiên chưa từng có hiện tượng nước chuyển màu như năm nay. Huyện Vũ Quang đề nghị các ngành chức năng tiếp tục vào cuộc, sớm tìm ra nguyên nhân chính xác nhất.
Thông báo về kết quả xét nghiệm trên mẫu nước ăn uống của các hộ dân thị trấn Vũ Quang, ông Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Các chỉ số đều trong ngưỡng cho phép, nước sinh hoạt từ nguồn của nhà máy nước an toàn, người dân hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Kết luận cuộc họp, ông Lê Đình Sơn, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, cho rằng đây mới là kết quả bước đầu nên đề nghị các nhà khoa học, cơ quan chức năng, chủ đầu tư tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu để xác định nguyên nhân chính thức khiến nước tại công trình thủy lợi chuyển màu. Từ đó đưa ra các giải pháp để xử lý.
Trước đó như VietnamFinance đã thông tin, hệ thống kênh Ngàn Trươi đi vào vận hành cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất cho người dân từ tháng 12/2018.
Từ ngày 13/5 tới nay, nước phía sau đập chính Ngàn Trươi bất ngờ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ đục và bốc mùi hôi thối.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh đã lấy 5 mẫu nước tại một số vị trí trong lòng hồ Ngàn Trươi để kiểm nghiệm thì phát hiện chỉ số sắt, COD, NH4 đều vượt ngưỡng cho phép.
Ngày 28/7, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với đoàn công tác của Cục Quản lý xây dựng công trình (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kiểm tra, lấy mẫu nước và mẫu bùn gửi đi phân tích để tìm nguyên nhân.
Dự án thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang được phê duyệt năm 2006 với tổng mức đầu tư hơn 9.100 tỷ đồng. Công trình xây dựng trên sông Ngàn Trươi thuộc huyện Vũ Quang với tổng diện tích lưu vực 408 km2, dung tích hồ chứa 932,7 triệu m3 nước. Dự án được tách thành 3 tiểu dự án độc lập, trong đó Bộ NN-PTNT đầu tư 2 tiểu dự án, gồm: công trình đầu mối hồ chứa nước Ngàn Trươi và hệ thống kênh, UBND tỉnh Hà Tĩnh thực hiện tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. |
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.