'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Với lợi thế giá rẻ, khách hàng được đón tận nhà, trả tận điểm, loại hình kinh doanh vận tải hành khách này đang “bắt” các dịch vụ vận tải truyền thống phải chia sẻ thị phần. Nhưng cái khó nhất hiện nay cho các nhà quản lý là không thu được thuế.
Để tìm hiểu thực tế hoạt động của loại hình kinh doanh này, chúng tôi đã gọi “xe 100k” đón tại Hà Nội để đi Hải Dương. Chỉ cần vào mạng, gõ từ khóa “xe ghép Hà Nội - Hải Dương 100k”, một loạt trang chủ facebook của nhà xe hiện ra để liên hệ đặt chỗ. Chúng tôi có 3 người ở 3 địa điểm khác nhau, nhưng chỉ cần thông báo địa điểm cần đón, cần trả khách cùng số điện thoại của từng người, nhà xe đã chủ động liên hệ và đến đón tận nơi, không phải lo di chuyển đến bến xe như đi xe của các hãng vận tải truyền thống.
Quả thật, chúng tôi đã rất bất ngờ với những tiện lợi mà loại hình vận tải này mang lại. Với đặc tính là xe gia đình, nên các loại “xe 100k” thường từ 4 đến 7 chỗ, không có logo hay phù hiệu, dễ dàng đi lại trong thành phố để đón trả khách. Nhưng có lẽ, điểm đặc biệt hút khách của loại xe này, chính là ở khâu phục vụ và giá cả.
Nếu như đi từ Hà Nội về Hải Dương bằng xe khách tuyến cố định sẽ mất chi phí từ 50.000 - 70.000 đồng/người hoặc mỗi chuyến taxi khách hàng cũng phải trả từ 700.000 - 800.000 đồng, thì với xe này, khách hàng chỉ phải mất 100.000 đồng cho mỗi người, đắt hơn xe khách cố định một chút, nhưng lại rẻ hơn đi taxi rất nhiều. Không chỉ có vậy, khách hàng được đón tận nơi, trả tận điểm, không phải mất thêm chi phí cho xe ôm hay taxi để đến các điểm chờ xe hoặc những nơi muốn đến.
Một tài xế tên V đang lái “xe 100k” loại 7 chỗ, thực hiện 2 chuyến/ngày từ Hà Nội đi Hải Dương (tương đương với 4 lượt đi về) cho biết, nếu đủ ghế, nhà xe sẽ thu được 2,8 triệu đồng/ngày, trừ chi phí xăng xe, cầu phà vẫn có lãi vì xe thường đủ chỗ.
Khảo sát từ thực tế của chúng tôi cho thấy loại “xe 100k” đang rất thịnh hành và được khách hàng chào đón vì nhiều tiện lợi. Loại hình kinh doanh này đang dần lấn lướt các xe khách tuyến cố định và xe taxi truyền thống. Tài xế V cũng bật mí với chúng tôi: Các loại hình vận tải truyền thống đã có lần kiện “xe 100k”, nhưng không kiện được vì đối tượng phục vụ của nhà xe toàn là khách quen, khi có nhu cầu đi lại, họ sẽ gọi trực tiếp vào số di động của lái xe.
“Hơn nữa, xe này là xe gia đình, không phù hiệu, không logo nên khi được hỏi, được kiểm tra, thì rõ ràng là xe đang chở người của gia đình, không phải khách nên làm sao kiện được”, anh V chia sẻ.
Theo thống kê, hiện trên địa bàn TP. Hải Dương có khoảng 300 xe đang thực hiện kinh doanh “xe 100k”. Để quản lý loại hình xe này như thế nào, vẫn đang là bài toán chưa có lời giải đối với các nhà quản lý.
Đem câu chuyện “xe 100k” trao đổi với ông Vũ Thái Dương - Chi cục trưởng Chi cục Thuế TP. Hải Dương về khía cạnh quản lý thuế, ông Dương cho biết, các xe gia đình hiện đang kinh doanh vận tải cơ quan thuế đều biết nhưng lại không thể yêu cầu chủ xe thực hiện nghĩa vụ thuế, vì họ không có ràng buộc gì về pháp lý.
Ông Dương cho biết thêm, Luật Quản lý thuế có quy định với hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm phải kê khai và nộp thuế. Với các tổ chức, doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh thì cơ quan thuế mới được phép thu thuế. Tuy nhiên, với trường hợp “xe 100k”, họ không đăng ký kinh doanh, hơn nữa cơ quan giao thông cũng không quản lý được vì người ta nói “xe của gia đình, hôm nay chúng tôi đi có việc, thừa chỗ gọi anh em đi cùng vừa để cho vui, vừa để san sẻ nhau tiền xăng xe” nên việc quản lý, thu thuế là vô cùng khó.
Ông Vũ Ngọc - Phó Cục trưởng Cục Thuế Hải Dương cũng chia sẻ việc quản lý thu thuế đối với loại hình “xe 100k” là vô cùng khó. Ông Ngọc cho biết các xe này không quảng cáo, mà chỉ do một vài cá nhân đứng lên gom các đầu xe và thông tin truyền miệng nhau. Khách hàng muốn đi sẽ vào facebook của chủ xe, hoặc gọi điện trực tiếp cho tài xế. Tuy nhiên, với chức năng là cơ quan quản lý thuế, Cục Thuế Hải Dương đã tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ gia đình đến đăng ký kinh doanh và kê khai nộp thuế, nhưng đều nhận được câu trả lời là “xe gia đình chứ không kinh doanh”.
Do đó, giải pháp tới đây mà Chi cục Thuế TP. Hải Dương đưa ra là sẽ đề nghị với thành phố, cơ quan công an, cơ quan tài chính mời các đầu mối, chủ xe đến làm việc cụ thể. Nếu các xe này hoạt động kinh doanh thì phải đăng ký kinh doanh và phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước. Ngoài ra, cơ quan thuế cũng phối hợp với Sở Giao thông vận tải, cơ quan công an để kiểm tra nguồn gốc của các xe, cũng như quản lý về đăng kiểm. Với những giải pháp này, ngành thuế Hải Dương hy vọng sẽ quản lý tốt được các “xe 100k” và không để thất thoát nguồn thu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.