Hai kênh đào lớn cùng gián đoạn, vận chuyển toàn cầu hỗn loạn

Khánh Tú - 10/03/2024 21:41 (GMT+7)

(VNF) - Sự gián đoạn ở Kênh đào Panama và Kênh đào Suez đã khiến nhiều doanh nghiệp lẫn các chủ tàu rơi vào khó khăn. Nếu sự gián đoạn này kéo dài, người tiêu dùng sẽ là đối tượng tiếp theo bị ảnh hưởng.

VNF
Kênh đào Suez.

Hơn 50 tàu, từ tàu chở thực phẩm đến tàu chở khí propan đang xếp hàng dài để đợi đến lượt đi qua kênh đào Panama trong những ngày gần đây. Hạn hán kéo dài buộc đơn vị điều hành kênh đào Panama phải giảm số lượt tàu qua kênh, khiến thời gian chờ đợi lâu hơn. Phí cầu đường mà các tàu phải trả hiện cũng đắt hơn bình thường khoảng 8 lần.

Cách đó hơn 7.000 dặm, các tàu vận chuyển qua kênh đào Suez của Ai Cập cũng phải xếp hàng, nhưng là để chờ hải quân hộ tống. Số khác lại lựa chọn tuyến đường dài hơn, vòng qua Nam Phi chỉ để tránh tuyến đường này do lo ngại các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen. Lực lượng Houthi đã tấn công hơn 50 tàu kể từ tháng 11/2023, trong đó có một tàu chở phân bón bị chìm xuống Biển Đỏ và 3 người trên một con tàu khác thiệt mạng.

Vấn đề ở kênh đào Suez là địa chính trị còn ở kênh đào Panama là khí hậu nhưng rõ ràng sự gián đoạn ở cả hai kênh đào này có chung một tác động là làm xáo trộn vận tải và thương mại toàn cầu.

Kênh đào Panama.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua hai kênh đào này đã giảm hơn 1/3, hàng trăm tàu buộc phải chuyển hướng sang các tuyến đường dài hơn. Việc giao hàng theo đó bị chậm trễ, chi phí vận chuyển cũng tăng vọt và gây thiệt hại kinh tế cho nhiều bên.

Trên khắp thế giới, các chủ hàng đang phải trả chi phí đắt đỏ hơn. Mức giá vận chuyển hàng ngày dọc các tuyến từ châu Á đến châu Mỹ đã tăng hơn gấp đôi trong tháng 1 so với một năm trước đó, theo dữ liệu từ công ty môi giới Braemar ở Anh. Giá cước cho các chuyến đi từ châu Á đến châu Âu cũng đã tăng 67%.

Ông Tim Hasen, giám đốc điều hành của Stamford, cho biết: “Đây là lần đầu tiên cả hai kênh đào lớn đồng thời bị gián đoạn. Và dù các tàu có lên kế hoạch vận chuyển như thế nào thì họ cũng phải trả rất nhiều tiền”.

Mặc dù sự gián đoạn ở hai kênh đào trên chưa có tác động lớn đến người tiêu dùng nhưng các doanh nghiệp đã bắt đầu cảm nhận được những tác động tiêu cực. Hai nhà sản xuất ô tô Tesla và Volvo phải tạm dừng sản xuất ô tô 2 tuần trong tháng 1/2024 do thiếu phụ tùng.

Một số công ty may mặc buộc phải chọn vận chuyển hàng thời trang mùa xuân bằng đường hàng không với chi phí đắt đỏ hơn thay vì đường biển để đảm bảo hàng hóa được giao đúng hạn.

Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp đã rút ra bài học từ sự hỗn loạn về nguồn cung trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Một số tích trữ lượng hàng trong kho lớn hơn để tránh việc “cháy hàng”, khan hàng.

Ông Jesper Brodin, Giám đốc điều hành của Ingka Group, công ty điều hành hầu hết các cửa hàng IKEA trên thế giới, cho biết sự gián đoạn của Suez đã kéo dài thời gian vận chuyển trung bình thêm khoảng 10 ngày, nhưng người tiêu dùng không bị ảnh hưởng bởi “lượng hàng trong kho của công ty đang ở trạng thái tốt”.

Thế nhưng khi thời gian gián đoạn kéo dài thêm, người tiêu dùng sẽ là đối tượng tiếp theo bị ảnh hưởng. Ông Peter Sand, nhà phân tích trưởng của nền tảng vận chuyển Xeneta có trụ sở tại Na Uy, nhận định: “Đây là thời điểm bước ngoặt đối với người tiêu dùng vì họ đã quen với xu hướng toàn cầu hóa, tức họ có thể nhận hàng hóa từ mọi nơi, ở bất kỳ thời điểm nào. Nếu không bảo vệ được chuỗi cung ứng hàng hải, người tiêu dùng sẽ phải chịu gián đoạn như thời Covid-19”.

Nhà điều hành của hai kênh đào Panama và Suez cũng không mấy vui vẻ. Kênh đào Panama cung cấp tuyến đường ngắn nhất cho các tàu khởi hành từ Vịnh Mexico để giao hàng cho khách hàng ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Khoảng 14% thương mại đường biển ra vào Mỹ đều đi qua đường thủy. Một số quốc gia Mỹ Latinh sử dụng kênh đào Panama để vận chuyển khoảng 1/4 lượng hàng xuất khẩu của họ. 

Thế nhưng vì hạn hán, nhà điều hành kênh đào Panama phải cắt giảm số tàu đi qua mỗi ngày, từ 24 tàu/ngày vào tháng 11/2023 xuống còn 18 tàu/ngày vào tháng 2. Một chuyến hàng đi qua kênh đào Panama có giá khoảng 500.000 USD nhưng giờ đây, các chủ tàu phải trả giá đắt hơn và phải đợi lâu hơn.

Trong khi đó, theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, khối lượng thương mại đi qua kênh đào Suez đã giảm hơn 40% trong tháng 12 và tháng 1 so với cùng kỳ năm trước. Khi số lượng tàu qua kênh Suez giảm, nhà điều hành của Suez đã buộc phải tăng phí vận chuyển lên cao hơn, khiến nhiều chủ tàu khốn đốn.

Anh Ayad, một chủ tàu thường xuyên hoạt động trong khu vực kênh đào Suez, có thể kiếm khoảng 800 USD/tháng nhờ nhận vận chuyển thực phẩm, dầu nhờn và phụ tùng thay thế.

Anh thừa kế chiếc tàu của cha mình từ khoảng một thập kỷ trước và nó là nguồn thu nhập duy nhất của gia đình anh. Thế nhưng khi chiến sự nổ ra, gia đình anh, gồm vợ và 3 con nhỏ, đang phải sống nhờ tiền tiết kiệm. 

“Nếu tình trạng này kéo dài thêm một tháng nữa, tôi sẽ phải bán tàu để trả nợ”, anh nói. Ayad đang nghĩ đến việc nhập cư vào Mỹ, nơi người thân có thể giúp anh ấy tìm việc làm nếu công việc kinh doanh ở Suez không sớm quay trở lại.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

Vì sao phương Tây không dốc toàn lực để cô lập triệt để ngân hàng Nga?

(VNF) - Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, phương Tây đã giáng cho Moscow hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nguồn tài chính của nước này và buộc Nga phải nhanh chóng chấm dứt chiến sự. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, chiến sự vẫn tiếp diễn và Điện Kremlin đang ca ngợi nền kinh tế vững mạnh của mình.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

Nhận diện Cát Liên Hoa: DN liên quan Novaland vừa nhận 'tráp' phạt từ UBCKNN

(VNF) - Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Cát Liên Hoa vừa cho biết đã nhận được quyết định xử phạt của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

Tổng thống Iran qua đời, châm ngòi một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt

(VNF) - Việc Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng có thể châm ngòi cho một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt tại quốc gia Trung Đông này.

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

Gần 1 năm đòi quyền lợi bảo hiểm, khách hàng mệt mỏi vì bị BSH 'phớt lờ'

(VNF) - Khách hàng tham gia gói bảo hiểm Muôn sắc Yêu thương, có quyền lợi chi trả bệnh bẩm sinh. Tuy nhiên, khi gửi hồ sơ làm bồi thường, bảo hiểm BSH đưa ra lý do từ chối chi trả: Bệnh này khách hàng đã biết trước, tính là bệnh có sẵn. Trong khi đó khách hàng khẳng định, chỉ khi đi khám ở Bệnh viện Việt Đức, mới phát hiện con bị bệnh.

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

'Nguồn lực chôn vào đất, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế'

(VNF) -Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

Toàn cảnh dịch vụ ngân hàng số Việt Nam

(VNF) - Dịch vụ ngân hàng số tại Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, trở thành một phần quan trọng trong hệ sinh thái tài chính hiện đại. Ngân hàng số không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố then chốt để các ngân hàng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh?

(VNF) - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho rằng, thời gian tới đây, thị trường bất động sản nói chung và thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nói riêng sẽ có nhiều khởi sắc, nhất là sau khi hệ thống pháp luật đã được tháo gỡ.

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

Khởi động lại kế hoạch thoái vốn tại FPT, SCIC gặp rào cản 'room ngoại'

(VNF) - Ở danh sách bán vốn đợt 2, SCIC đã bổ sung loạt doanh nghiệp lớn đáng chú ý như FPT, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong,..., thêm tổng cộng 31 doanh nghiệp so với danh sách trước.

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

Ba ngân hàng 0 đồng đã được định giá, chuyển giao trong năm 2024

(VNF) - Theo Phó thủ tướng Lê Minh Khái, đã hoàn thành định giá 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc và dự kiến trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc trong tháng 5.

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Chân dung tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

(VNF) - 475/475 đại biểu có mặt (100%) thông qua nghị quyết bầu ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Thường trực Quốc hội làm Chủ tịch Quốc hội.