'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo tài chính năm 2016 của Hancorp cho biết tại ngày 31/12/2016, tổng tài sản của Tổng công ty là 6.650 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản chủ yếu là nợ phải thu (chiếm 51%) và đầu tư tài chính dài hạn (chiếm 20%).
Nợ phải thu của Hancorp là 3.341 tỷ đồng (gấp 2,2 lần vốn chủ sở hữu). Trong đó có một số khoản thu quá hạn trên 1 năm như: phải thu Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Mỹ 6,474 tỷ đồng, Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả 3,573 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển xây dựng 1,019 tỷ đồng…
Đặc biệt là khoản phải thu về cổ phần hóa là 218 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2016, Ban chỉ đạo cổ phần hóa vẫn chưa phê duyệt báo cáo quyết toán cổ phần hóa của Tổng công ty.
Mặc dù phát sinh các khoản phải thu quá hạn như trên, số dư trích lập dự phòng nợ phát sinh khó đòi của Hancorp chỉ là 157 triệu đồng.
Tại thời điểm 31/12/2016, hệ số khả năng thanh toán hiện thời là 1,45 lần; hệ số khả năng thanh toán tức thời là 0,07 lần.
"Như vậy, có thể thấy, mặc dù khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Hancorp vẫn được đảm bảo nhưng với nợ phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản và hệ số khả năng thanh toán tức thời thấp cho thấy Tổng công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đến hạn trong trường hợp chủ đầu tư chậm thanh toán hoặc tình hình sản xuất kinh doanh không thuận lợi", Bộ Tài chính nhận định.
Tại ngày 31/12/2016, tổng nguồn vốn của Hancorp là 6.560 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả là 5.309 tỷ đồng (chiếm 77%).
Cơ cấu nợ phải trả gồm: vay ngắn hạn trong nước 718 tỷ đồng (tăng 1,5 lần so với năm 2015), chủ yếu vay phục vụ hoạt động xây lắp trong khi chờ chủ đầu tư thanh toán; vay dài hạn trong nước là 1.792 tỷ đồng (tăng gấp 2,7 lần so với năm trước), chủ yếu vay để thực hiện các dự án hạ tầng, đô thị với thời gian thực hiên dài; trích trước chi phí các công trình xây dựng là 377 tỷ đồng; trích trước chi phí các dự án bất động sản mà Tổng công ty là chủ đầu tư 732 tỷ đồng.
Vốn điều lệ của Hancorp tại ngày 31/12/2016 là 1.410 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm 98,83%. Năm 2016, Tổng công ty đã thực hiện chia cổ tức 6%/vốn điều lệ.
Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2016 là 3,3 lần, tăng so với năm 2015 (2,8 lần).
"Như vậy, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu năm 2016 tăng so với 2015, mặc dù chủ yếu do tăng vay nợ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính (xây lắp và bất động sản) nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro về tài chính trong trường hợp chủ đầu tư không kịp thời thanh toán hoặc dự án bị chậm tiến độ", Bộ Tài chính cho biết.
Với tình hình tài chính như trên, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo người đại diện vốn nhà nước tại Hancorp rà soát, đánh giá các khoản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn, có biện pháp thoái bớt vốn đối với các khoản đầu tư không mang lại hiệu quả để tập trung nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính và hoạt động mang lại hiệu quả cao hơn.
Đồng thời rà soát lại các trường hợp công ty con, công ty liên doanh, liên kết có (nếu có) để yêu cầu báo cáo giải trình và có giải pháp cụ thể.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Bộ Xây dựng có ý kiến để Hancorp có biện pháp thu hồi cần thiết số nợ phải thu quá hạn, các khoản khách hàng, chủ đầu tư còn nợ chưa thanh toán để không làm thất thoát, bị chiếm dụng vốn.
Song song với đó là soát việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và nợ phải thu khó đòi của Tổng công ty đảm bảo theo đúng chê độ quy định.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cần có ý kiến với người đại diện vốn Tổng công ty tại các công ty con, công ty liên kết tăng cường công tác phân tích, đánh giá kỹ các nguyên nhân chính và xây dựng phương án khắc phục khó khăn tài chính đối với các công ty và hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu cao và/hoặc phát sinh lỗ, lỗ lũy kế
Kiểm tra việc trích trước chi phí các công trình xây dựng và trích trước chi phí các dự án bất động sản mà Hancorp làm chủ đầu tư, trường hợp không đúng quy định đề nghị hoàn nhập thu nhập chịu thuế.
Theo báo cáo tài chính 2016 của Hancorp thì số phải thu về cổ phần hóa là 218 tỷ đồng và tại thời điểm 31/12/2016, Ban chỉ đạo cổ phần hóa vẫn chưa phê duyệt báo cáo quyết toán cổ phần hóa của Tổng công ty. Vì vậy Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng khẩn trương phê duyệt báo cáo quyết toán cổ phần hóa và đôn đốc Tổng công ty thu hồi khoản phải thu cổ phần hóa này.
"Ngoài ra theo Quyết định 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng về tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020 thì Hancorp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ vốn. Do đó, đề nghị Bộ Xây dựng đẩy nhanh việc thoái vốn nhà nước tại đây", Bộ Tài chính nhấn mạnh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.