'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Chúng tôi lo ngại về sự leo thang của thuế quan ăn miếng trả miếng. Các biện pháp thuế quan được áp dụng rộng rãi, không phải là một công cụ hiệu quả để thay đổi các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc. Chúng đang được trả trực tiếp bởi các công ty Mỹ... chứ không phải Trung Quốc", Reuters dẫn bức thư gửi tới Nhà Trắng ngày 13/6.
Đây là bức thư mới nhất trong số nhiều bức thư gửi cho chính quyền ông Trump từ "Tariffs Hurt the Heartland", một chiến dịch chống lại các biện pháp thuế quan quy mô toàn nước Mỹ, đã nhận được sự ủng hộ của ít nhất 150 nhóm thương mại đại diện cho các ngành công nghiệp nông nghiệp, sản xuất, bán lẻ và công nghệ.
Đặc biệt, là thư được gửi tới người đừng đầu Nhà Trắng trước thềm cuộc gặp có thể diễn ra giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 28-29/6, Osaka, Nhật Bản.
Theo lập luận được đưa ra trong bức thư, việc Mỹ áp thuế bổ sung 25% lên 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng với các mức thuế đã được áp trước đó, sẽ làm mất hơn 2 triệu việc làm ở Mỹ. Thuế cũng sẽ cộng thêm hơn 2.000 USD chi phí cho một gia đình trung bình bốn người Mỹ và giảm 1% giá trị sản phẩm quốc nội của Mỹ.
"Một cuộc chiến thương mại leo thang không phải là lợi ích lớn nhất của quốc gia, và cả hai bên sẽ đều thua cuộc", bức thư viết.
Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, cảnh báo trong lá thư rằng "tăng thuế nhập khẩu chỉ khiến gánh nặng đè lên vai người tiêu dùng Mỹ".
Trước đó, hồi cuối tháng 5, 173 công ty, bao gồm Nike, Adidas, Skecher, cũng đã ký vào bức thư gửi đến Tổng thống Mỹ Donald Trump và đăng trên trang web của Hiệp hội Thương mại Công nghiệp Mỹ.
Trong lá thư, các công ty gọi chính sách thuế quan của Mỹ áp dụng với Trung Quốc là "thảm họa cho người tiêu dùng, các doanh nghiệp và cả nền kinh tế Mỹ".
"Đề xuất tăng thêm thuế với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đang buộc người tiêu dùng Mỹ phải tốn kém nhiều hơn. Đã đến lúc kết thúc cuộc chiến thương mại này", lá thư cho hay.
"Là ngành công nghiệp phải chi trả 3 tỷ USD mỗi năm tiền thuế, chúng tôi đảm bảo với ngài rằng bất kỳ gia tăng nào trong chi phí nhập khẩu giày dép cũng sẽ tác động trực tiếp đến người tiêu dùng Mỹ", các công ty này bình luận.
Căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang khi ông Trump đe dọa sẽ áp thuế đến 25% đối với hàng hóa Trung Quốc. Tuần trước, Mỹ đã công bố danh sách các sản phẩm trị giá khoảng 300 tỷ USD có thể bị tăng thuế nhập khẩu, bao gồm tất cả các loại giày dép. Ông Trump dự kiến sẽ thảo luận về thuế quan với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng tới.
Hiệp hội Các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ ước tính, việc tăng thuế có thể khiến người tiêu dùng Mỹ tốn thêm 7 tỷ USD cho tiền giày dép mỗi năm. Điều này không phù hợp với tầng lớp lao động bình dân.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu vào tháng 7/2018 khi Mỹ áp thuế nhập khẩu lên 34 tỷ USD hàng Trung Quốc, cáo buộc nước này vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và có các hoạt động thương mại không công bằng. Qua nhiều vòng, Mỹ đã áp thuế lên tổng cộng 250 tỷ USD hàng Trung Quốc và Trung Quốc trả đũa với 110 tỷ USD. Căng thẳng tăng nhiệt từ tháng 5/2019, sau khi Trump cáo buộc Trung Quốc thay đổi cam kết thay đổi cấu trúc kinh tế đã được thống nhất sau nhiều tháng đàm phán. Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó tăng thuế lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và dọa sẽ áp thêm thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nữa. Bắc Kinh trả đũa bằng việc nâng thuế với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ đã chịu thuế từ năm ngoái. Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật được coi là cơ hội tốt nhất để lãnh đạo hai nước đi đến một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại khốc liệt hiện nay. |
Xem thêm >> Trung Quốc cảnh báo hậu quả xấu nếu Anh ‘tẩy chay’ Huawei
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.