'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (tiền thân là Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Hạ tầng Vĩnh Hà) được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ ban đầu là 1,5 tỷ đồng. Trải qua nhiều lần tăng vốn, đến năm 2016, vốn điều lệ của FLC Faros đạt mức 4.300 tỷ đồng, tương đương 430 triệu cổ phần.
Sau đợt tăng vốn kết thúc vào tháng 3/2016, FLC Faros chính thức đưa cổ phiếu ROS của doanh nghiệp này giao dịch phiên đầu tiên tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) vào ngày 1/9/2016. Giá tham chiếu là 10.500 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hoá ở thời điểm đó là hơn 4.500 tỷ đồng. Ngay từ phiên chào sàn, ROS đã tăng trần liên tiếp 12 phiên từ ngày 1/9/2016 đến ngày 19/9/2016.
2 tháng sau khi niêm yết, ROS đã cho thấy sức mạnh "vô tiền khoáng hậu" khi có tổng cộng 30 phiên tăng trần, đạt mức tăng tổng cộng là 584%. Không những thế, cổ phiếu này từng có 35 phiên giao dịch liên tiếp tăng giá.
Từ năm 2016 đến năm 2017, giá cổ phiếu ROS đã tăng gấp 17 lần so với phiên chào sàn. Thanh khoản mỗi phiên giao dịch ở thời kỳ hoàng kim lên đến hàng triệu đơn vị, tương đương hàng trăm tỷ đồng.
Mức giá đỉnh lịch sử mà ROS từng ghi nhận lên tới 214.000 đồng/cổ phiếu (giá điều chỉnh còn khoảng 178.000 đồng/cổ phiếu), vốn hoá của FLC Faros có lúc đã lên đến hơn 100.000 tỷ đồng. Cổ phiếu này chính thức lọt rổ VN30 - nhóm 30 cổ phiếu được cho là “ưu tú” nhất của HoSE trong đợt đánh giá vào tháng 7/2017.
ROS là một trong những cổ phiếu đã đưa ông Trịnh Văn Quyết trở thành tỷ phú USD cũng như người giàu nhất sàn chứng khoán vào năm 2017, vượt mặt Chủ tịch Phạm Nhật Vượng của Tập đoàn Vingroup.
Quy mô tài sản của ông Quyết tại thời điểm đó đạt hơn 58.800 tỷ đồng, tương đương hơn 2 tỷ USD.
Có thể nói, ở thời điểm năm 2016-2017, cổ phiếu ROS như một hiện tượng với màn chào sàn “khủng”, góp phần đưa ông Trịnh Văn Quyết lên một “đỉnh cao mới”.
Từ đầu năm 2018, cổ phiếu ROS bắt đầu hành trình lao dốc khiến nhiều nhà đầu tư không ngờ tới. Một lần nữa ghi nhận trong lịch sử HoSE, một cổ phiếu mất gần 50% giá trị trong vòng 12 phiên. Mức giảm mạnh nhất của cổ phiếu này là trong nửa đầu năm 2018 khi ROS mất khoảng 70% giá trị. Sau đó, dù không còn “rơi mạnh”, thị giá của ROS bước vào giai đoạn “giảm dần” và mất mốc 10.000 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 1/2020.
Dù vậy, ở thời điểm đó, ROS vẫn “yên vị” trong rổ VN30 dù đã có lúc cổ phiếu này phải gia nhập nhóm cổ phiếu “trà đá” khi thị giá chỉ đạt quanh mức 2.000 đồng/cổ phiếu. Đến tháng 1/2021, HoSE đã chính thức loại ROS ra khỏi VN30, kết thúc chặng đường 3,5 năm của cổ phiếu này trong rổ 30 cổ phiếu “ưu tú” nhất.
Trong khi cổ phiếu ROS trên đà lao dốc thì FLC Faros bất ngờ gửi công văn cho Công ty Cổ phần Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (HoSE: GAB) đề xuất chủ trương sáp nhập 2 công ty này.
Ở thời điểm đó, GAB đang giao dịch quanh mức 130.000 đồng/cổ phiếu, còn ROS giao dịch quanh mức 3.000 đồng/cổ phiếu. Mức chênh lệch về giá giữa 2 cổ phiếu này là rất lớn.
Sau khi đề xuất được đưa ra, hàng loạt các quyết định thay đổi nhân sự cấp cao của FLC Faros và FLC GAB được công bố để đồng bộ hoá bộ máy nhân sự. Phương án hoán đổi được công bố ở thời điểm đó với tỷ lệ hoán đổi là 1:15, tức 15 cổ phiếu ROS đổi được 1 cổ phiếu GAB. Nhiều nhà đầu tư cho rằng tỷ lệ hoán đổi này là không hợp lí so với sự chênh lệch giá giữa 2 cổ phiếu và sẽ có lợi hơn cho nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu ROS.
Phương án sáp nhập vẫn còn được nhắc lại cho đến năm 2021, nhưng đến nay hoàn toàn “im hơi lặng tiếng” sau những lùm xùm liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết.
Sau khi ông Trịnh Văn Quyết bị bắt vào ngày 29/3 về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, các cổ phiếu trong hệ sinh thái “FLC” liên tiếp đối diện với vô vàn khó khăn, bao gồm cả ROS.
Theo đó, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) đã đưa ROS vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ vào ngày 11/4/2022 do chậm công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021. Sau đó nửa tháng, ROS bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 26/4 và chuyển sang diện kiểm soát từ ngày 23/5 do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 và báo cáo tài chính bán niên soát xét.
Theo giải trình của FLC Faros, lý do chậm công bố báo cáo là vì đơn vị thực hiện kiểm toán cho doanh nghiệp này là Công ty TNHH Kiểm toán – Tư vấn Đất Việt kể từ ngày 30/3/2022 bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ tư cách được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích thuộc lĩnh vực chứng khoán.
Đến cuối tháng 5, do vẫn chưa công bố báo cáo nêu trên, HoSE quyết định chuyển cổ phiếu ROS từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch kể từ ngày 1/6/2022 và chỉ được giao dịch phiên chiều.
Dù vậy, trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng”, ROS vẫn ghi nhận 5 phiên liên tiếp tăng trần kể từ ngày 22/6 đến ngày 28/6. Cụ thể, cổ phiếu ROS mở cửa phiên 22/6 ở mức giá 2.150 đồng/cổ phiếu và đóng cửa phiên 28/6 ở mức giá 3.000 đồng/cổ phiếu.
Do tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch, sau khi xem xét, HoSE đã quyết định đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu ROS kể từ ngày 12/8/2022.
FLC Faros cho biết sở dĩ chậm nộp báo cáo tài chính quý II dẫn đến việc cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch là do doanh nghiệp đã nộp hồ sơ đăng ký người đại diện pháp luật mới nhưng chưa được Phòng đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội) chấp thuận.
Dù đã nhận được văn bản giải trình của FLC Faros, HoSE cho rằng doanh nghiệp này có khả năng không công bố thông tin báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2022 đúng hạn (hạn công bố là ngày 29/8/2022).
Tính đến nay, FLC Faros vẫn chưa công bố thông tin về báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, báo cáo thường niên năm 2021, báo cáo tài chính quý I và quý II/2022. Đồng thời, công ty này chưa tổ chức ĐHCĐ thường niên 2021, chưa có đủ số lượng thành viên HĐQT tối thiểu, chưa có người đại diện theo pháp luật.
“Các vi phạm công bố thông tin và quản trị công ty sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của FLC Faros và quyền lợi của cổ đông”, văn bản của HoSE nêu rõ.
Vào ngày 25/8/2022, HoSE đã ra quyết định hủy niêm yết cổ phiếu ROS với lý do vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp khác mà sở giao dịch chứng khoán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Ở phiên giao dịch cuối cùng ngày 12/8, cổ phiếu đóng cửa ở mức giá 2.510 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.