Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
6 tháng qua có thể coi là “ác mộng” với các cổ đông của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen khi cổ phiếu HSG mất tới 50% giá trị, từ vùng giá 20.000 đồng hồi tháng 2/2018 giảm xuống vùng giá 10.000 đồng.
Lũy kế từ đầu niên độ (1/10/2017) đến 30/6/2018, Hoa Sen ghi nhận doanh thu tới 26.009 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ niên độ trước. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 639 tỷ đồng, giảm tới 54%.
Xét riêng quý gần nhất, lợi nhuận trước thuế của Hoa Sen chỉ đạt vỏn vẹn 96 tỷ đồng, giảm tới 71% so với cùng kỳ. Trong khi doanh thu lại tăng tới 42%
Sự đối lập giữa diễn biến doanh thu và lợi nhuận xuất phát từ việc Hoa Sen quyết định “chơi bài ngửa”: sử dụng chiến lược giá thấp để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần.
Tập đoàn này đang không ngừng mở rộng kênh phân phối với mục tiêu nâng số chi nhánh/cửa hàng từ 371 lên 500 vào cuối năm nay. Đến năm 2020 dự kiến vượt 1.000 chi nhánh/cửa hàng. Giá thấp là “nước cờ” đắc dụng để Hoa Sen thực hiện bao phủ kênh phân phối.
Thành quả doanh thu trước mắt cho thấy Hoa Sen đang đi đúng hướng. Việc hy sinh lợi nhuận hẳn cũng đã được tập đoàn này tính đến. Tuy nhiên, xét về đường dài, liệu lợi nhuận có thể phục hồi?
Nhiều năm qua, Hoa Sen đã xây dựng kênh phân phối ít trung gian và hiện cũng đang đi theo hướng này. Tự chủ trong quản lý hàng tồn và “thắt chặt” mối quan hệ với người tiêu dùng là 2 ưu điểm chính, tuy nhiên, nhược điểm của kênh phân phối dạng này là định phí lớn.
Cả năm 2017, Hòa Phát – doanh nghiệp sở hữu kênh phân phối nhiều trung gian - tạo ra doanh thu tới trên 46.000 tỷ nhưng chỉ “ngốn” 594 tỷ đồng chi phí bán hàng và 409 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong khi đó, chỉ riêng quý vừa qua, Hoa Sen đã “ngốn” tới 505 tỷ đồng chi phí bán hàng và 234 tỷ đồng chi phí quản lý doanh nghiệp, nhưng chỉ tạo ra doanh thu 10.300 tỷ đồng.
Càng mở rộng kênh phân phối, định phí của Hoa Sen càng lớn. Việc phục hồi lợi nhuận, do đó, chỉ trông chờ vào việc mở rộng doanh thu đến đâu.
Vấn đề là, các đối thủ của Hoa Sen sẽ không ngồi yên. Khi chiến lược giá thấp đồng loạt được sử dụng, dù ở mức độ nào, doanh thu của Hoa Sen sẽ không thể tăng nhanh như các quý trước, lợi nhuận theo đó sẽ vẫn “lẹt đẹt” như thời gian qua.
Nếu quản lý hàng tồn và các khoản phải thu không tốt, cộng với gánh nặng lãi vay sẽ đẩy Hoa Sen vào tình thế khó khăn hơn nữa về dòng tiền, bởi lợi nhuận - dòng tiền cốt lõi từ hoạt động kinh doanh đang thấp, trong khi vẫn phải gia tăng đầu tư để giữ thành quả thị phần, và dư địa đi vay không còn nhiều do hệ số nợ đã ở mức cao.
Diễn biến dòng tiền từ đầu niên độ đến hết quý trước (lũy kế 9 tháng) của Hoa Sen hoàn toàn không khả quan khi dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm tới 1.719 tỷ đồng, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm tới 1.948 tỷ đồng, khiến tập đoàn này phải đẩy mạnh vay nợ để bù đắp dòng tiền.
Tính đến hết ngày 30/6/2018, nợ phải trả của Hoa Sen đã lên đến 18.385 tỷ đồng, gấp tới 3,5 lần vốn chủ sở hữu. Xét riêng nợ vay, con số là 15.879 tỷ đồng, gấp 3 lần vốn chủ sở hữu.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.