'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
"Điều tồi tệ nhất là việc Nga và châu Âu sẽ tiến tới các điều khoản sau lưng chúng tôi và cố gắng để áp đặt các chiến lược và sách lược khác nhau lên chúng tôi", ông Klimkin phát biểu trước báo giới ngày 30/6.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine cũng tuyên bố rằng chỉ có người dân Ukraine mới quyết định được tương lai của nước này.
“Các giải pháp, dù phức tạp đến đâu vẫn phải do chúng tôi lựa chọn. Tóm lại, không có ai, ngoại trừ chúng tôi, những người dân Ukraine, có thể khiến đất nước này hoàn toàn độc lập và thành công. Tôi không muốn bất cứ ai quyết định tương lai của chúng tôi", Ngoại trưởng Klimkin khẳng định.
"Hội đồng châu Âu đã đánh mất niềm tin của chúng tôi, và sẽ rất khó để tìm lại", vị Ngoại trưởng cho biết thêm.
Trước đó, Cựu Tổng thống Ukraine Petro Oleksiyovych Poroshenko ngày 27/6 cũng đã nhận định rằng việc PACE cho phép đại diện của Nga trở lại cơ quan này là một cách gián tiếp công nhận Crimea là của Nga đồng thời nhấn mạnh rằng Ukraine sẽ không cho phép dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga trong cả các định dạng khác.
Với 118 phiếu thuận, 62 phiếu chống và 10 phiếu trắng, PACE ngày 24/6 đã nhất trí cho phép đại diện của Nga trở lại cơ quan này.
Nhằm thể hiện sự phản đối với kết quả này, Nghị sĩ Volodymyr Ariev, trưởng phái đoàn Ukraine tại PACE tuyên bố phái đoàn nước này "tạm ngừng tham gia công việc của PACE, trừ các vấn đề liên quan tới việc tước quyền của phái đoàn Nga".
Ông Dmytro Kuleba, Đại sứ Ukraine tại CoE thì nhận định rằng việc bỏ phiếu chấp nhận Nga là "một sự đầu hàng đơn phương của Hội đồng châu Âu trước các yêu cầu của Moscow".
Chia sẻ trên trang cá nhân Facebook ngày 26/7, tân Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết đã cố gắng thuyết phục Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Đức Merkel chỉ cho phép phái đoàn Nga quay trở lại sau khi Nga tuân thủ các yêu cầu quan trọng của hội đồng. Tuy nhiên những ý kiến của ông đã không được lắng nghe.
Về phía Nga, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã ca ngợi quyết định của PACE, cho rằng “đó không phải là một chiến thắng ngoại giao cho Moscow mà chỉ là một điều bình thường nên làm. Hội đồng không thể hoạt động hiệu quả nếu không có sự đóng góp của phái đoàn Nga”.
Nga là thành viên của CoE từ năm 1996. Quan hệ song phương trở nên căng thẳng từ năm 2014 khi CoE tước nhiều quyền của phái đoàn Nga liên quan đến vấn đề Moscow sáp nhập Crimea.
Theo đó, các đại diện của Nga không được quyền bỏ phiếu, mặc dù vẫn được được tham gia các phiên họp của hội đồng.
Cuối tháng 6/2017, Ngoại trưởng Sergei Lavrov thông báo quyết định ngừng thanh toán một phần khoản đóng góp vào ngân sách của CoE vào năm 2017.
Moscow tuyên bố cần phải tiến hành cải tổ điều lệ của CoE, trong đó loại bỏ việc giới hạn quyền của các phái đoàn, đồng thời nhiều lần nhấn mạnh rằng Nga chỉ quay lại tổ chức này sau khi quyền biểu quyết của họ được khôi phục hoàn toàn.
Điều này khiến CoE gặp khó khăn tài chính khi quỹ hoạt động thiếu hụt 1,5 triệu euro. Thậm chí, giới chức Nga cảnh báo khả năng có thể rút khỏi CoE.
Vào tháng 4/2018, Tổng Thư ký CoE Turbiern Jagland tuyên bố nếu Nga không thực hiện nghĩa vụ tài chính trong vòng hai năm thì cơ quan điều lệ của tổ chức là hội đồng bộ trưởng có thể xem xét vấn đề khai trừ. Thời hạn có thể tiến hành việc này là tháng 6/2019.
Tới ngày 17/5/2019, các ngoại trưởng của ủy hội gồm 47 nước thành viên đã bỏ phiếu hoàn toàn ủng hộ việc khôi phục quyền bỏ phiếu của Nga.
Xem thêm >> Nhà Trằng: Nới lỏng cấm vận Huawei không phải ‘quyết định ân xá’
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.