Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Hong Kong đang hướng tới một cơ chế quản lý thân thiện hơn đối với tiền điện tử với kế hoạch hợp pháp hóa giao dịch bán lẻ, trái ngược với lập trường được đề ra trong một vài năm gần đây, tiêu biểu là việc đề xuất hạn chế giao dịch bằng tiền điện tử với các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, lập trường này đã khiến thị trường tài sản kỹ thuật số tại đặc khu hành chính này trở nên trì trệ, với rất nhiều nhà đầu tư cũng như các công ty khởi nghiệp chuyển sang các thị trường khác như Singapore hay Dubai, những nơi cởi mở hơn với tiền số.
Phát biểu tại một hội nghị công nghệ ngày 31/10, Bộ trưởng Tài chính Paul Chan cho biết, Hong Kong luôn có chủ trương "cởi mở và bao trùm" đối với những người đổi mới sáng tạo trên toàn thế giới trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số. Các nhà chức trách của đặc khu sẽ bắt đầu quá trình tham vấn về việc cho các nhà đầu tư bán lẻ "mức độ tiếp cận phù hợp" với tài sản ảo.
Ông Chan nói: “Chúng tôi muốn làm rõ lập trường chính sách của mình với thị trường toàn cầu, để thể hiện quyết tâm khám phá lĩnh vực fintech với cộng đồng tài sản ảo toàn cầu”.
Chính phủ cũng sẽ xem xét các quyền sở hữu đối với các tài sản được mã hóa và tìm hiểu việc hợp pháp hóa hợp đồng thông minh, một loại hợp đồng mà các giao dịch tự thực hiện với kết quả phụ thuộc vào các đầu vào được lập trình trước.
Những động thái này có khả năng mở đường cho việc gọi vốn bất động sản thông qua bán token cho các nhà đầu tư (STO). STO là các mã token dựa trên nền tảng blockchain, đại diện cho quyền sở hữu hoặc cho phép người sở hữu nhận thu nhập hoặc cổ tức được tạo ra từ tài sản thực.
Andy Mehan, Giám đốc vận hành (CCO) tại sàn giao dịch tiền điện tử Gemini của Mỹ, cho biết với giao thức nới lỏng mới nhất, các quy tắc về tiền điện tử của Hong Kong sẽ cởi mở tương đương với thị trường Singapore.
Mặc dù Singapore cho phép các nhà đầu tư bán lẻ giao dịch tiền điện tử, nhưng ngân hàng trung ương của đảo quốc không khuyến khích công chúng giao dịch đầu cơ tiền điện tử và đưa ra các hạn chế đối với việc quảng cáo dịch vụ tiền điện tử ở những nơi công cộng. Đất nước này hiện cũng đang có kế hoạch đưa ra quy tắc quản lý mới với loại tài sản này.
Ông Andy cho biết: “Những người tham gia trong ngành muốn thấy được sự nhất quán trong cơ chế quản lý toàn cầu, nếu không sẽ có cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng những kẽ hở trong các khu vực tài phán với luật pháp lỏng lẻo”.
Động thái mới nhất của của Hong Kong nhằm hợp pháp hóa thương mại tiền điện tử bán lẻ cũng sẽ khiến khu vực này tách biệt hơn với Trung Quốc đại lục, quốc gia đã áp đặt lệnh cấm toàn diện đối với giao dịch tiền điện tử.
Adrian Wang, giám đốc điều hành của công ty môi giới tiền điện tử Metalpha cho biết: “Đây là một động thái tích cực vì nó phát đi một thông điệp mạnh mẽ rằng Hong Kong đang thực hiện một cách tiếp cận khác trong việc điều tiết thị trường vốn của mình”.
Xem thêm >> Ngân hàng tiền điện tử trị giá 3 tỷ USD đẩy mạnh đầu tư vào châu Á
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.